Việc theo dõi bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ, ba mẹ sẽ nắm được tình trạng thể chất của con theo từng giai đoạn phát triển và đưa ra những giải pháp kịp thời.
Vậy chiều cao, cân nặng của trẻ bao nhiêu là đạt tiêu chuẩn WHO và tiêu chuẩn ở Việt Nam? Cùng Dankefood đọc bảng chiều cao cân nặng bé trai, bé gái từ 0-10 tuổi và cách đo chiều cao cân nặng của trẻ.
1. Tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ em Việt Nam
N Mục lục1. Tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ em Việt Nam
– 2020 như sau:
+ Chiều cao trung bình của nam giới 18 tuổi: Đạt 168,1 cm năm 2020 (tăng 3,7 cm so với 2010: 164,4 cm)
+ Chiều cao trung bình của nữ giới 18 tuổi: Đạt 156,2 cm năm 2020 (tăng 1,4 cm so với năm 2010: 154,8 cm)
(Cuộc tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc được triển khai 10 năm 1 lần nên lần điều tra tới sẽ diễn ra khoảng năm 2029. Ba mẹ nên theo dõi bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ theo WHO để nắm được tốc độ phát triển của trẻ.)
Dựa trên bảng so sánh, có thể thấy chiều cao của trẻ em Việt nam thấp hơn khoảng 4,54% so với tiêu chuẩn chiều cao trung bình của thế giới.
Song song với đó thì tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì cũng tăng từ 8,5% (năm 2010) lên 19,0% so với năm 2020. Trong đó, tỷ lệ béo phì ở thành phố là 26,8%, ở nông thôn là 18,3% và ở miền núi là 6,9%. Điều này cảnh báo về tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ và cần có những biện pháp khắc phục.
“Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng quốc gia, ngoài yếu tố di truyền thì chiều cao của trẻ sẽ còn phụ thuộc vào môi trường, chế độ vận động, dinh dưỡng,... Cụ thể: Nên cho trẻ vận động hoạt động thể lực + cung cấp canxi từ sữa khoảng 500-600 ml/ngày + cung cấp đủ vitamin D 400-600 ui/ngày (có thể phơi nắng 30 ngày trước 7h30p sáng).”
2. Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn
Dưới đây là bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi theo các giai đoạn mà ba mẹ nên theo dõi:
2.1 Bảng đo chiều cao cân nặng của bé trai và bé gái từ 0-2 tuổi
Đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ về chiều cao, cân nặng và cả trí tuệ. Ba mẹ nên theo dõi trẻ một cách thường xuyên để có thể can thiệp kịp thời khi cần.
Dưới đây là bảng chuẩn WHO về chiều cao cân nặng bé gái2. Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn="attachment_5450" style="width: 820px" class="wp-caption aligncenter">2.1 Bảng đo chiều cao cân nặng của bé trai và bé gái từ 0-2 tuổitu-0-2-tuoi.jpg" alt="Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-2 tuổi chuẩn WHO " width="810" height="1080" srcset="https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/08/bang-do-chieu-cao-can-nang-cua-tre-chuan-tu-0-2-tuoi.jpg 810w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/08/bang-do-chieu-cao-can-nang-cua-tre-chuan-tu-0-2-tuoi-225x300.jpg 225w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/08/bang-do-chieu-cao-can-nang-cua-tre-chuan-tu-0-2-tuoi-768x1024.jpg 768w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/08/bang-do-chieu-cao-can-nang-cua-tre-chuan-tu-0-2-tuoi-135x180.jpg 135w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/08/bang-do-chieu-cao-can-nang-cua-tre-chuan-tu-0-2-tuoi-450x600.jpg 450w" sizes="(max-width: 810px) 100vw, 810px" />
2.2 Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ giai đoạn 2-10 tuổi
Giai đoạn từ 2-10 tuổi là thời kỳ mà sự phát triển chiều cao của bé ổn định nhất. Bé có thể tăng thêm từ 5-8 cm về chiều cao và khoảng 1% về mật độ xương cho đến khi đạt độ tuổi dậy thì. Trong giai đoạn này, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối và lối sống lành mạnh là rất quan trọng để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển.
Chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học trong giai đoạn này sẽ đóng vai trò quan trọng như một nền tảng để trẻ có thể đạt được tăng chiều cao tối đa trong giai đoạn dậy thì.
Bố mẹ nên theo dõi bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé từ 2-10 tuổi dưới đây để có thông tin tham khảo:
2.3 Bảng đo chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái từ 10-18 tuổi
Giai đoạn dậy thì đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây được coi như là chặng cuối cùng và quyết định nhất tới chiều cao của trẻ sau này. Chính vì thế, ba mẹ cần quan tâm hơn về chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống của con. Kết hợp việc theo dõi chiều cao thường xuyên để trẻ đạt được sự phát triển chiều cao vượt trội khi trưởng thành.
Đối với người trưởng thành, chỉ số BMI lý tưởng thường nằm trong khoảng từ 18,5 đến 24,9. Dưới đây, Dankefood chia sẻ cho ba mẹ bảng chiều cao cân nặng cho trẻ 18 tuổi theo hướng dẫn từ CDC.
*** Giải thích ý nghĩa từ viết tắt trong bảng:
– 2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi
TB: Đạt chuẩn trung bình
+ 2SD: Thừa cân, béo phì (theo cân nặng), quá cao (theo chiều cao)
>>> Xem thêm: “Giai đoạn vàng” cha mẹ cần lưu ý để phát triển chiều cao cho con
3. Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho bé
Đo chiều cao định kỳ và đối chứng với bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ là cách đơn giản nhất để kiểm tra và theo dõi sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu ba mẹ chưa nắm được cách đo chiều cao cho trẻ thì hãy theo dõi dưới đây nhé.
3.1 Đo chiều cao cho trẻ dưới 2 tuổi
Việc đo chiều cao và cân nặng cho trẻ dưới 2 tuổi mang một vai trò quan trọng, đặc biệt là đo chiều cao. Bố mẹ có thể sử dụng thước đo chuyên dụng để thực hiện việc này. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể:
+ Đặt bé nằm ngửa trên giường hoặc bàn, đảm bảo đầu của bé thẳng và mắt nhìn lên trần nhà.
+ Đặt một phần của đầu bé tiếp xúc với cạnh của thước đo.
+ Giữ chân và đầu gối của bé thẳng.
+ Áp thước đo lên cơ thể bé và ghi nhận kết quả đo.
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, nên thực hiện đo chiều cao và cân nặng một lần mỗi tháng để kiểm soát sự phát triển của bé một cách hiệu quả. Đồng thời, so sánh kết quả với bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn WHO để đánh giá sự phát triển của bé có đúng mức không.
3.2 Đo chiều cao cho trẻ trên 2 tuổi
Đối với trẻ trên 2 tuổi, việc đo chiều cao và cân nặng trở nên dễ dàng hơn và bé cũng hợp tác hơn. Vì bé đã biết đi bộ, bố mẹ có thể đo chiều cao khi bé đứng bên cạnh tường. Tuy nhiên, khi thực hiện việc đo chiều cao cho bé, ba mẹ cần lưu ý các điểm sau:
+ Sử dụng thước đo chiều cao dành riêng cho trẻ.
+ Đặt thước đo sát sàn nhà và thẳng đứng, đảm bảo vạch số 0 nằm sát mặt sàn.
+ Đặt bé đứng sát vào thước đo để bắt đầu đo chiều cao.
+ Bé đứng thẳng, lưng sát tường và chân không mang giày hoặc dép.
+ Đặt hai tay bé áp sát vào hai bên đùi, đảm bảo mắt nhìn thẳng về phía trước.
+ Sử dụng bảng hoặc một vật cứng để áp sát vào đỉnh đầu của bé, sau đó ghi nhận kết quả.
Việc thực hiện đúng cách các bước trên sẽ giúp bố mẹ có thông tin chính xác về chiều cao của bé và giúp theo dõi sự phát triển của bé một cách hiệu quả.
4. Hướng dẫn tra cứu bảng cân nặng cho bé
Ba mẹ có thể tìm thấy bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ ở nhiều trang mạng khác nhau. Tuy nhiên nên theo dõi dựa trên bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của WHO.
4.1 Nguyên tắc kiểm tra cân nặng của trẻ sơ sinh, trẻ từ 0-5 tuổi
Trước khi thực hiện kiểm tra cân nặng của trẻ, mẹ nên tuân thủ theo một số nguyên tắc sau để đo được chính xác cân nặng của trẻ:
+ Nên đo cân nặng của trẻ vào buổi sáng, khi trẻ chưa ăn và đã đi tiểu.
+ Loại bỏ bớt quần áo và tã trên người bé để có kết quả cân chính xác.
+ Nên sử dụng cân điện tử để có kết quả chuẩn nhất và đặt cân ở nơi bằng phẳng; đồng hồ cân phải dễ đọc và chỉnh cân về số khi trước khi cho trẻ lên cân.
+ Mẹ có thể đặt bé nằm ngửa hoặc ngồi giữa cân, tránh cử động và ghi lại các trọng lượng hiển thị.
Việc kiểm tra chỉ số trọng lượng của trẻ dựa theo tuổi và lưu 4. Hướng dẫn tra cứu bảng cân nặng cho bé
+ Chỉ số dưới -2SD là trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, chỉ tương đương khoảng 80% so với trọng lượng chuẩn.
+ Chỉ số dưới –2SD so với trung bình chiều cao, trẻ có thể đang bị suy dinh dưỡng và thấp còi.<
4.1 Nguyên tắc kiểm tra cân nặng của trẻ sơ sinh, trẻ từ 0-5 tuổi
n>4.2 Kiểm tra cân nặng của trẻ 10-18 tuổi
Đây là giai đoạn dậy thì của trẻ, là thời điểm tuyệt vời để ba mẹ cung cấp và bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Để biết được chiều cao cân nặng của trẻ trong giai đoạn 10-18 tuổi có chuẩn hay không, ba mẹ cần quan tâm đến chỉ số BMI.
Chỉ số này giúp bố mẹ nhận biết mức béo phì hoặc tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Bằng cách này, ba mẹ có thể tìm ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp về chiều cao và cân nặng. Công thức tính chỉ số BMI như sau:
BMI=Cân nặng (kilogam)/Chiều cao(m) x Chiều cao(m)
>>> Tham khảo thêm: [Gợi ý từ chuyên gia] 7+ loại sữa tăng chiều cao tuổi dậy thì hiệu quả cao
5. Chiều cao cân nặng của trẻ không đạt chuẩn, ba mẹ nên làm gì?
Trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng hay chiều cao cân nặng không chuẩn phải làm sao? Ba mẹ lúc này thường lo lắng và muốn tìm cách khắc phục. Khi trẻ có vấn đề về chiều cao cân nặng, ba mẹ cần:
Bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt cho bé
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò qua4.2 Kiểm tra cân nặng của trẻ 10-18 tuổi
ỡng cân đối cho trẻ đảm bảo việc bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất, vi chất cần thiết để trong quá trình phát triển.
>>> Xem thêm: Thực phẩm giàu canxi cho bé giúp tăng chiều cao hiệu quả
Tối ưu hóa phát triển bằng vitamin, sữa
Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ nên sử dụng thêm sữa và vitamin để trẻ hấp thu đầy đủ dưỡng chất hơn. Trong sữa bổ sung nhiều các chất như canxi, vitamin D3, MK-7, photpho, magie, probiotic, prebiotics,…hỗ trợ cả về phát triển chiều cao và cân nặng. Các loại vitamin tổng hợp cũng là một lựa chọn dành cho ba mẹ (nhưng ba mẹ nên được sử tư vấn của bác sĩ trước khi dùng).
Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất, tham gia tập thể dục
Bố mẹ cần khuyến khích con tham gia vào các hoạt động thể chất như bơi lội, đạp xe và nhảy dây… phù hợp với độ tuổi của bé. Giúp nâng cao thể lực, kích hoạt sự trao đổi chất trong cơ thể, tăng c5. Chiều cao cân nặng của trẻ không đạt chuẩn, ba mẹ nên làm gì?
.
>>> Xem thêm: Bài tập thể dục tăng chiều cao cho trẻ em ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ tại nhà!
Ngủ đủ giấc và cải thiện tư thế ngủ
Khung giờ 22h – 4h là thời điểm hormone tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều nhất, tăng cường khả năng hấp thụ canxi. Do đó, ba mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ trước 22h và giữ cho không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát và dễ chịu.
Khi ngủ nên giữ tư thế nằm ngửa để quá trình trao đổi chất trong cơ thể được thông suốt, giúp sụn xương phát triển, nhanh dài. Theo đó, trẻ đặt lưng thẳng, hai chân duỗi thẳng và tay cũng đặt dọc theo thân người.
Ngoài ra, khi trẻ ngồi học cũng nên ngồi theo tư thế chuẩn để tránh tình trạng cong vẹo cột sống, gù lưng,..
Còn rất nhiều cách để hỗ trợ sự phát triển chiều cao và cân nặng cho trẻ. Trong những năm đầu đời, trẻ cần sự hỗ trợ chặt chẽ từ ba mẹ. Hãy luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ con một cách tốt nhất.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ 0-18 tuổi theo chuẩn WHO mà Dankefood tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức về nuôi dạy trẻ! Mọi thắc mắc về bé, ba mẹ có thể để lại comment dưới mục bình luận nhé, Dankefood sẽ hỗ trợ giải đáp sớm nhất!