0904 227 929

bé lười uống sữa ngoài phải làm sao, bé không chịu uống sữa phải làm sao, bé ăn dặm không chịu uống sữa, bé chỉ ăn cháo không uống sữa

Bé lười uống sữa ngoài phải làm sao? [Chuyên gia chia sẻ bí quyết]

Danh mục: Tin tức Ngày đăng: 04/07/2020

Bổ sung thêm sữa ngoài cho con là điều rất cần thiết để con phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều trẻ lại không chịu “hợp tác”, tỏ ra lười uống sữa khiến mẹ lo lắng đến “mất ăn mất ngủ”. Vậy bé lười uống sữa ngoài phải làm sao?

Bé lười uống sữa ngoài phải làm sao?

Muốn biết Bé lười uống sữa ngoài phải làm sao?bé lười uống sữa ngoài phải làm sao thì trước tiên mẹ phải tìm hiểu xem con có bị đau ở đâu không, hay có gặp vấn đề gì trong việc đi ngoài hoặc thể trọng không. 

+ Nếu con ăn với lượng ít hơn lượng sữa ngoài cần hấp thu nhưng không gặp vấn đề gì trong việc đi ngoài hoặc vẫn tăng thể trọng bình thường thì mẹ không cần phải lo lắng. 

bé lười uống sữa ngoài phải làm sao, bé không chịu uống sữa phải làm sao, bé ăn dặm không chịu uống sữa, bé chỉ ăn cháo không uống sữa

Bé lười uống sữa ngoài phải làm sao?

+ Còn nếu con từ chối không ăn sữa bột mà lại không có triệu chứng gì đặc biệt thì mẹ phải quan sát xem môi trường xung quanh khi mẹ cho con uống sữa có gì thay đổi không, hay mẹ có thay đổi loại bình khiến con cảm thấy bất tiện không để biết được nguyên nhân chính xác nhé.

Dưới đây là những lưu ý cho mẹ khi cho con uống sữa ngoài để tránh tình trạng con lười hoặc không chịu uống:

Lượng sữa ngoài thích hợp theo từng độ tuổi

Mẹ cần biết rằng trước 12 tháng sau sinh, lượng năng lượng mà con cần là 100 kcal cho mỗi kg cân nặng. Sữa mẹ hay sữa bột sản sinh ra 70kcal năng lượng trong mỗi 100cc. Giả như cân nặng của con là 5kg thì con cần 500kcal, nghĩa là con phải uống 700cc sữa mẹ hoặc sữa bột. 

Nếu con bắt đầu ăn dặm thì ngoài năng lượng có được qua đồ ăn dặm, cũng nên bổ sung thêm cho con sữa công thức cho con.

– Con bị đau

Khi con bị đau thì cơ thể trở nên mệt mỏi khiến con có thể từ chối uống sữa. Mẹ nên để ý khi con không uống sữa và tình trạng cơ thể cũng khác so với thường ngày thì cần đưa con đi gặp bác sĩ. 

Thời gian con từ chối uống sữa nếu kéo dài sẽ khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, từ đó phát sinh nhiều bệnh như viêm tai giữa do khi uống sữa áp lực đè lên tai, hay viêm lở bên trong miệng. Khi tình trạng cơ thể con khỏe hơn thì lượng sữa con ăn vào sẽ tăng dần nên mẹ không cần phải lo lắng nhiều.

– Thay đổi loại sữa

Mỗi loại sữa sẽ có những độ ngọt khác nhau làm cho vị sữa cũng khác nhau. Khứu giác và cảm giác ở khoang miệng của con còn rất nhạy cảm nên nếu chỉ là vị của một loại sữa bột khác cũng có thể khiến con bị tiêu chảy, táo bón. 

Tuy nhiên con vẫn có thể thích nghi với thay đổi khi mẹ trộn tỷ lệ sữa con đang uống với sữa mới theo tỷ lệ 7:3 thì dần dần con sẽ quen với sữa mới mà không ảnh hưởng gì. Mẹ có tham khảo dòng sữa Monilait Newborn dành cho trẻ nhỏ đang rất được tin dùng hiện nay.

bé lười uống sữa ngoài phải làm sao, bé không chịu uống sữa phải làm sao, bé ăn dặm không chịu uống sữa, bé chỉ ăn cháo không uống sữa

Mẹ đã chọn đúng sữa cho con?

– Cho con uống sữa hỗn hợp

Khi mẹ cho con uống kết hợp vừa sữa mẹ và sữa bột có thể gây ra sự lẫn lộn cách bú đối với con. Đối với bình sữa, con dùng môi và lợi mút vào núm vú để sữa chảy ra, khi này lưỡi có tác dụng ngăn sữa lại nếu lượng sữa bị mút vào quá nhiều. Còn khi bú sữa mẹ, bé ngậm đầu vú của mẹ vào thật sâu bên trong miệng và sau đó dùng lưỡi để nhấn vào giúp sữa tiết ra. 

Với hai cách hoàn toàn khác nhau như vậy nên nhiều khi con chỉ chịu bú mẹ mà không thích bú bình. Lúc này, mẹ cần phải kiên nhẫn và từ từ tăng số lần bú bình lên nhiều hơn. Khi con buồn ngủ hoặc sau khi tắm hoặc ngủ dậy con thường cảm thấy đói bụng nên đây là lúc thích hợp nhất cho con bú bình.

Nếu con từ chối đẩy bình ra xa thì mẹ cũng không nên nóng vội đẩy ngay bình sữa vào miệng ép buộc con bú ngay mà nên nhẹ nhàng để núm vú vào sát môi con để con từ từ ngậm vào. Mẹ cũng có thể đổi tư thế cho con bú sữa hoặc thay đổi nhiệt độ của núm vú. Nếu con vẫn tiếp tục từ chối bú bình, thì mẹ có thể thay thế bằng muỗng hoặc ly, vì sau sinh 1 tháng, con đã có thể uống sữa bằng muỗng hoặc ly rồi.

– Lượng sữa bột và lượng nước uống quá nhiều

Bé không chịu uống sữa phải làm sao? Mẹ hãy thử kiểm tra lại xem lượng sữa mẹ cho con uống trong một ngày có bị nhiều quá không. Ngoài ra lượng sữa có liên quan mật thiết tới lượng nước nên trước khi con tròn 1 tuổi thì lượng nước hấp thu chỉ là 100cc cho mỗi kg cân nặng, ít hơn nhiều so với lượng sữa bột nên dù con không cần uống thêm nước cũng vẫn đủ cho cơ thể. 

Nếu lượng nước con uống vào quá nhiều thì tự nhiên con sẽ không muốn uống thêm nhiều sữa bột nữa. Trái lại, lượng sữa bột con ăn vào nhiều hơn so với số tháng tuổi thì trong lúc cho con ăn, mẹ có thể cho con uống nước vào giữa chừng để có thể điều chỉnh lại lượng ăn thích hợp.

– Vì con nhạy cảm

Đối với những bé quá nhạy cảm thì chỉ cần một thay đổi nhỏ so với thường ngày về bình sữa hay loại sữa cũng đủ khiến con từ chối. Nếu con là một người có độ nhạy cảm cao như vậy thì cách tốt nhất là mẹ nên ôm con dỗ dành nhiều hơn để con cảm thấy dần dần thoải mái.

Bé ăn dặm không chịu uống sữa

Không chỉ quan tâm đến vấn đề bé lười uống sữa ngoài phải làm sao mà nhiều mẹ còn tỏ ra băn khoăn khi bé ăn dặm không chịu uống sữa. Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, chắc chắn nhu cầu về sữa của bé sẽ giảm đi để nhường chỗ cho những món ăn lạ mà bé chưa từng biết đến. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bé ăn dặm không chịu uống sữa.

bé lười uống sữa ngoài phải làm sao, bé không chịu uống sữa phải làm sao, bé ăn dặm không chịu uống sữa, bé chỉ ăn cháo không uống sữa

Bé ăn dặm không chịu uống sữa

– Bé tập ăn dặm quá sớm

Khi bé chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm mà ba mẹ đã tập cho bé ăn dặm sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ có một hệ tiêu hoá, dạ dày còn rất non yếu, việc bé ăn dặm sẽ khiến cho các cơ quan này phải hoạt động một cách đột biến và hế

Bé ăn dặm không chịu uống sữa

ịu, đau bụng và sẽ không còn cảm giác muốn uống sữa nữa. Khi đó, bé sẽ ngưng việc uống sữa trong một thời gian dài dù bé có thể sẽ biết ăn dặm.

Thời điểm được các chuyên gia khuyên cho trẻ ăn dặm thích hợp nhất chính là tròn 6 tháng trở nên.

– Do tâm lý của bé có chút vấn đề

Khi bé rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó chịu, các bé sẽ dễ cáu gắt và bỏ ăn. Ngoài ra, khi bé mắc bệnh về đường ruột, bệnh viêm loét dạ dày, viêm tai, bé bị sốt, bị ốm hay bị nghẹt mũi …cũng có thể khiến bé bỏ bữa, bỏ bú. Đây cũng được xem là nguyên nhân phổ biến khiến bé bỏ uống sữa thay vì nguyên nhân là do ăn dặm.

Khi đó, mẹ hãy chú ý hơn tới sức khoẻ của bé và nên đưa bé tới gặp bác sỹ để chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Đến khi bé khỏi bệnh rồi thì chắc chắn bé sẽ lại thích thú với việc uống sữa thôi.

– Bé chán uống sữa

Trẻ nhỏ sẽ đặc biệt thích thú với những thứ lạ, những thứ mà bé chưa nhìn thấy, chưa được thử bao giờ. Nên khi bé đã bắt đầu ăn dặm, bé sẽ có “xu hướng” thích những thứ lạ hơn, khi đó bé sẽ ăn nhiều hơn, ba mẹ thấy thế lại càng cho bé ăn nhiều hơn với mong muốn bé phát triển tốt hơn và khi đó lượng sữa uống mỗi ngày của bé sẽ giảm xuống.

Thêm nữa, việc bé ăn uống vượt quá chỉ tiêu ăn dặm mỗi ngày cùng một chế độ ăn không khoa học, không theo đúng giờ giấc khiến hệ tiêu hoá hoạt động một cách không bình thường. Khiến bé cảm thấy chán ăn, không có hứng thú với việc uống sữa nữa.

bé lười uống sữa ngoài phải làm sao, bé không chịu uống sữa phải làm sao, bé ăn dặm không chịu uống sữa, bé chỉ ăn cháo không uống sữa

Bắt đầu ăn dặm, bé sẽ có “xu hướng” thích những thứ lạ hơn

– Do mẹ ít sữa hay sữa công thức đang sử dụng có vấn đề

Bé ăn dặm không chịu uống sữa có thể là do mẹ ít sữa hay sữa công thức mẹ chọn cho bé có vấn đề hoặc bé không còn thích nữa. Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, chắc chắn nhu cầu về sữa của bé sẽ giảm đi để nhường chỗ cho những món ăn lạ mà bé chưa từng biết đến. 

Khi đó các tuyến sữa ở vú của mẹ sẽ không được kích thích một cách thường xuyên nhu trước đó dẫn tới tình trạng sữa mẹ sẽ ngày càng ít đi. Khi sữa mẹ không còn dồi dào như trước nữa cũng được xem là một nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ nữa. Khi đó, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng đủ chất và bổ sung nhóm các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ sản sinh ra nhiều sữa hơn. Khi đó bé sẽ quay trở về bú mẹ bình thường.

Nếu bé đang uống sữa công thức thì có thể do sữa có vấn đề. Có thể là sữa đã hết hạn hoặc sữa không hợp với bé. Khi đó, hãy kiểm tra lại hạn sữa dụng sữa hoặc mẹ thử thay một loại sữa khác trong một thời gian ngắn và quan trọng tình hình bé ra sao.

Ngoài ra, nguyên nhân bé không chịu uống sữa công thức cũng có thể là do quá trình vệ sinh, tiệt trùng bình sữa không sạch khiến sữa mẹ vẫn còn bám trên thành bình, tạo ra các mùi khó chịu khiến bé cảm thấy không có hứng thú với việc uống sữa. Khi đó, mẹ cần điều chỉnh lại cách vệ sinh bình sữa, hãy chọn một loại nước rửa bình sữa tốt cho bé thay vì chỉ tráng qua bằng nước sôi.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ biết được bé lười uống sữa ngoài phải làm sao? DankeFood chúc các bé luôn khỏe mạnh!

>> Xem thêm:

– Bé đi nhà trẻ hay ốm nguyên nhân và giải pháp cho mẹ!

– Bí quyết chăm trẻ sơ sinh nhàn tênh: con luôn khỏe mạnh, mau lớn!

– Biện pháp giúp trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày NHANH KHỎI tại nhà!