Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công và hạnh phúc của một đứa trẻ. 6 bài học quan trọng nên dạy trẻ từ sớm sẽ là nền tảng vững chắc cho trẻ sau này.
Luôn biết ơn về những thứ trẻ đang có
Mục lục
Luôn biết ơn về những thứ trẻ đang có
huộng, đáp ứng mọi yêu cầu từ trẻ với mong muốn cho trẻ những điều tốt đẹp nhất nhưng việc dạy trẻ luôn biết ơn về những thứ trẻ đang có vô cùng quan trọng.Trong cuộc sống hiện đại, trẻ thường xuyên tiếp cận với những thứ mới mẻ như: thiết bị công nghệ, quần áo đẹp, đồ chơi,… nên trẻ cho rằng đó là những thứ hiển nhiên mình có được và mọi yêu cầu của chúng dễ dàng được đáp ứng. Khi không có được, sẽ không bằng lòng và có những hành vi, ứng xử không tốt. Do đó, không nên thay trẻ làm quá nhiều thứ, không để trẻ nhận quá nhiều khi trẻ không biết ơn, trân trọng những gì mình có.
Nếu trẻ tập trung vào những thứ mình không có thì sẽ không bao giờ thấy đủ. Vì vậy, ba mẹ nên dạy trẻ cách sống biết “vừa đủ” hơn là “dư thừa” cho trẻ nhận ra mình may mắn đến nhường nào vì có quần áo ấm vào mùa đông, có đồ chơi đẹp, có gia đình chăm sóc, yêu thương mỗi ngày,… hay món đồ trẻ có dù không phải là tốt nhất, giá trị nhất nhưng vẫn đáng để trân trọng vì những thứ trẻ dễ dàng có được ở ngoài kia nhiều người vất vả cũng khó có thể có được.
Dạy trẻ biết bằng lòng vì những gì mình đang có sẽ tạo cho trẻ suy nghĩ tích cực, gia tăng hạnh phúc, dễ dàng hòa nhập với xã hội và thành công hơn trong tương lai.
Trung thực
Nói dối là hành vi trẻ học được từ bên ngoài, không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng biết nói dối. Có 2 môi trường mà trẻ có thể học nói dối: môi trường lâu dài học từ ba mẹ, môi trường ngắn hạn: bạn bè, anh chị,… Và ảnh hưởng nhiều nhất tới trẻ, là môi trường lâu dài từ cha mẹ.
Trẻ nhỏ học theo bằng cách bắt chước. Khi ba mẹ không thành thật, nói dối chúng, ví dụ: con không nên làm cái này, cái kia nhưng bản thân cha mẹ vẫn làm thì trẻ sẽ có suy nghĩ nói dối có lợi cho cho chúng Trung thực
hãy trở thành tấm gương tốt để trẻ học tập.
- Cha mẹ biết tự thừa nhận lỗi lầm, cho phép trẻ mắc lỗi để trẻ hiểu được người lớn cũng có thể mắc lỗi, mắc sai lầm, nên khi trẻ mắc lỗi cũng không sao chỉ cần biết nhận ra sai lầm và sửa chữa thay vì ba mẹ bào chữa, đổ lỗi cho người khác, trẻ sẽ làm theo như vậy.
- Ba mẹ cần kiên nhẫn, bao dung với trẻ vì sự trung thực cần có thời gian và đừng làm trẻ sợ hãi về hậu quả khi mắc sai lầm vì rất khó để trẻ nói thật.
Không phán xét người khác
Người ta nói rằng, con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ vì trẻ nhỏ mới sinh ra như tờ giấy trắng, ba mẹ chính là người vẽ nên bức tranh đầy màu sắc cho chúng. Hành vi của một đứa trẻ rất giống với ba mẹ hoặc những người trong gia đình. Vì vậy, để trẻ không phán xét người khác, thì ba mẹ hãy trước tiên trở thành tấm gương cho trẻ học tập.
- Cha mẹ không nên có cái nhìn phiến diện về người khác vì trẻ rất dễ bắt chước, học theo.
- Trước mặt trẻ nhỏ, ba mẹ không nên bàn tán, nói khó nghe về người khác.
- Không so sánh trẻ với người khác, hãy chỉ tập trung vào những việc trẻ cần làm để tốt hơn.
- Bỏ suy nghĩ: “trẻ
Không phán xét người khác
có sai đâu”,… hay “lớn lên sẽ khắc phục”. Hành vi dung túng, bao che của cha mẹ khiến trẻ nghĩ mình đúng, lâu ngày sẽ khiến trẻ vô duyên, khó chơi cùng người khác, sống vô tâm, thô lỗ, dễ khiến người khác bị tổn thương.
Đồng thời, ba mẹ cần dạy trẻ:
- Nhận xét, đánh giá người khác là vấn đề tế nhị, không đánh giá qua quan sát, lời nói hay hành động của họ ngay lúc đó vì để hiểu một người cần có quá trình tìm hiểu lâu dài.
- Dạy trẻ biết nói giảm nói tránh trong nhiều trường hợp vì không phải cứ nói thành thật là tốt để tránh mất lòng và người nghe cảm thấy đó là lời nói góp ý tích cực chứ không phải là chê bai, phán xét.
- Đặt trẻ vào tình huống của người khác, để trẻ biết rằng vì sao họ lại làm vậy và đặt ngược câu hỏi “Nếu trong trường hợp của họ, con sẽ làm như thế nào?” để trẻ nhận ra rằng hành vi của mình là không tốt.
- Khi trẻ giao tiếp nên chú ý xem người nghe lắng nghe có vui vẻ, tích cực không, nếu như họ cảm thấy khó chịu thì lập tức dừng lại.
- Về lâu dài, trẻ phán xét, chê bai người khác sẽ dẫn đến tâm lý chủ quan, không tôn trọng người khác, sống hời hợt và khó hoà nhập, rất bất lợi cho trẻ trong cuộc sống.
Bài học về thất bại và thừa nhận lỗi
Thất bại không phải là xấu, nó không đáng sợ vì nó là một phần trong cuộc sống mà trẻ phải trải qua. Điều đáng sợ hơn, sau khi thất bại, trẻ mãi mãi nằm trong sự vấp ngã đó.
Thất bại có thể xảy ra ngay cả khi trẻ đã lên kế hoạch tốt. Vì vậy, ba mẹ cần dạy trẻ bài học về thất bại:
- Không chê trách, chỉ trích về điểm số vì trẻ cũng có thể mạnh của riêng mình. Hãy lên kế hoạch học tập phù hợp với năng lực của trẻ. Đồng thời, cho trẻ thử sức nhiều hơn ở các lĩnh vực giúp trẻ tìm ra thế mạnh của bản thân.
- Dạy trẻ chấp nhận sự thất bại và bỏ cuộc: Việc trẻ không cam chịu thất bại giúp trẻ có thể vượt qua khó khăn, giúp bản thân tiến về phía trước nhưng không phải lúc nào không cam chịu thất bại cũng là điều tốt. Có những tình huống không nên quá chú trọng chiến thắng, chỉ cần trẻ hiểu được trong hành trình đó trẻ đã đạt được gì, cố gắng hết sức chưa. Vì có những việc càng cố gắng sửa chữa nhưng lại khiến mọi việc xấu đi và sự thất bại đó sẽ bào mòn sức lực, tinh thần của trẻ.
- Khi chơi cùng trẻ, ba mẹ đừng vì muốn trẻ vui vẻ mà tạo ra chiến thắng giả. Nó không tạo ra một đứa trẻ giỏi mà chỉ tạo ra đứa trẻ hiếu thắng nhưng sợ thất bại. Thay vào đó, trẻ trải nghiệm cảm giác chiến thắng và thua cuộc t
Bài học về thất bại và thừa nhận lỗi
bạn bè. Những đứa trẻ có thái độ tích cực khi tham gia chơi thể thao, tích lũy kinh nghiệm thắng thua có thái độ ứng phó với thất bại trong cuộc sống tốt hơn. - Khi tham gia trò chơi, cần chơi đẹp, đúng luật, không ném đồ khi thua, không phán xét, tức giận hay xúc phạm người khác và tôn trọng cảm giác của người khác khi thắng cuộc – không khoe khoang.
- Trẻ nhỏ thường hay mắc sai lầm, ba mẹ cần bình tĩnh và phân tích, chỉ ra lỗi sai của trẻ để có nhận ra lỗi sai, chủ động xin lỗi, và rút ra bài học.
Việc dạy trẻ chấp nhận thất bại và nhẫn lỗi là điều tốt. Tuy nhiên, cha mẹ dạy trẻ sao cho trẻ đừng quá nhanh chóng bỏ cuộc, chấp nhận thất bại. Thay vào đó, trước khi chấp nhận thất bại, trẻ nhận ra mình sai ở đâu để sau này trẻ không lặp phải sai lầm trong quá khứ.
Lắng nghe trước khi nói
Việc lắng nghe trước khi nói là cơ sở hình thành kỹ năng kiềm chế, làm chủ được cảm xúc của bản thân và rèn luyện sự tập trung trong mọi hoạt động của trẻ. Để trẻ có thể thành công trong hiện tại và tương lai, ba mẹ nên dạy trẻ kỹ năng lắng nghe từ sớm và từ những việc nhỏ nhất:
Dạy trẻ rằng ai cũng có quyền được nói và được lắng nghe. Vì vậy, trước hết, ba mẹ nên là người thực hiện trước: Tôn trọng, lắng nghe trẻ trước khi nói hay đưa ra quyết định thì trẻ sẽ học và biết lắng nghe bố mẹ và những người khác.
Dạy trẻ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân
Những đứa trẻ lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của ba mẹ thường thiếu kỹ năng chăm sóc sức khỏe bản thân vì chúng ỷ lại, dựa dẫm vào ba mẹ.
Điều đó không tốt cho trẻ trong tương lai, vì vậy, ba mẹ nên dạy trẻ cách chăm sóc sức khỏe bản thân ngay từ sớm và dạy trẻ sự mạnh mẽ. Ví dụ: Khi bé, trẻ bị bệnh, thay vì cứ nằm xem điện thoại, TV để được ba mẹ chăm sóc thì hãy cho trẻ cơ hội vận động, vui chơi, tham gia tự chăm sóc bản thân như: tự lấy nước uống, tự báo cáo với mẹ khi đã đỡ mệt,…
Việc dạy trẻ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân từ sớm giúp xây dựng thói quen tốt, tự lập, tinh thần trách nhiệm cao hơn khi không có ba mẹ bên cạnh.
Bài viết trên là những chia sẻ về 6 bài học quan trọng nên dạy trẻ từ sớm. Mong bài viết này sẽ hữu ích và đừng quên Dankefood luôn đồng hành cùng ba mẹ trong quá trình nuôi con khôn lớn nhé!