0904 227 929

Làm thế nào để sữa mẹ đặc, ăn gì để sữa thơm?

Làm sao để sữa mẹ đặc, thơm? Ăn gì để sữa mẹ đặc sánh?

Danh mục: Tin tức Ngày đăng: 26/12/2023

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn là rất quan trọng. Vậy làm sao để sữa mẹ đặc, thơm, con tăng cân? Cùng tham khảo thông tin qua bài viết sau!

1. Hiểu về sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý báu dành cho con, xuất hiện ngay khi con vừa chào đời. Qua từng giai đoạn sữa mẹ sẽ biến đổi để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng phát triển của trẻ. Chính vì thế trước khi tìm hiểu làm sao để sữa mẹ đặc, thơm thì mẹ nên hiểu rõ về nguồn sữa của mình.

1.1 Các giai đoạn của sữa mẹ

Sữa non (tiết ra trong 3-4 ngày đầu sau sinh): Thường ở dạng sánh đặc, có màu vàng nhạt hoặc trong, được tiết ra với số lượng rất ít trước khi chuyển sang giai đoạn bú thực sự. Sữa chứa ít chất béo, giàu protein để giúp bé phát triển một cách nhanh chóng. Sữa non đặc biệt chứa nhiều kháng thể và các yếu tố bảo vệ trẻ khỏi các bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng. Vì thế mà nó còn được gọi là ” Sữa miễn dịch”.

Sữa chuyển tiếp (tiết ra từ 5-14 ngày sau sinh): Ở giai đoạn này sữa thường có màu nhạt hơn, trong sữa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có thể giúp bé tăng cân và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sữa được tiết ra ngay sau giai đoạn sữa non hết và có số lượng nhiều hơn.

Sữa trưởng thành (sau 2 tuần sau sinh): Đây còn được gọi là sữa cuối, có màu trắng trong, chứa một nửa protein trong sữa non và nhiều chất béo hơn. Trong những tháng đầu đời, tốc độ phát triển của trẻ giảm dần, do đó hàm lượng protein trong sữa mẹ cũng giảm để phù hợp với nhu cầu tăng trưởng của bé.

Các giai đoạn của sữa mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu của con

Các giai đoạn của sữa mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu của con

Nhiều mẹ thường nhầm lẫn là sữa non không có nhiều tác dụng. Tuy nhiên, sữa đầu chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ những tháng đầu đời, nếu mẹ vắt bỏ sữa đầu thì sẽ rất lãng phí.

Lưu ý: Trong trường hợp tới giai đoạn cuối, mẹ thấy sữa trong, không có vị béo và bé tăng cân không đạt chuẩn thì tức là sữa mẹ lúc này đã bị loãng.

1.2 Các yếu tố gây nên sự thay đổi của sữa mẹ

a/ Thay đổi theo từng lần cho con bú

Quá trình cho bé bú không chỉ giải tỏa cơn khát, cung cấp chất dinh dưỡng mà còn đồng thời thay đổi tính chất sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu cụ thể của bé.

+ Sữa đầu bữa: Là sữa được tiết ra đầu bữa bú, thường có màu trắng trong, nhiều, chứa đủ đạm, đường, nước và chất chất dinh dưỡng để làm dịu cơn khát của bé.

+ Sữa cuối bữa: Là sữa được tiết ra ở cuối bữa bú, thường có màu trắng đục do có nhiều chất béo hơn sữa bầu. Cung cấp năng lượng để thỏa mãn cơn đói của bé, giúp trẻ lớn nhanh hơn.

b/ Thay đổi theo thời tiết 

Ngoài ra thì thời tiết cũng ảnh hưởng tới việc tiết sữa ở mẹ. Khi thời tiết nóng, lượng sữa được tiết ra nhiều hơn để đảm bảo bé nhận đủ lượng nước cần thiết.

C/ Thay đổi dựa vào giới tính của con

Theo nghiên cứu về sữa mẹ, nếu mẹ sinh ra là bé nam thì hàm lượng năng lượng trong sữa sẽ cao hơn khoảng 25% so với khi mẹ sinh bé gái. Điều này để đáp ứng nhu cầu phát triển phù hợp với giới tính sinh lý.

Ngoài những yếu tố trên ảnh hưởng tới sữa mẹ thì dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt cũng tác động tới chất lượng sữa mẹ. Vậy làm sao để sữa mẹ đặc?

2. Làm sao để sữa mẹ đặc, thơm hơn?

Sữa mẹ đặc sánh, thơm mát mang lại nhiều lợi ích tăng trưởng cho bé, kích thích bé bú nhiều và dễ tiêu hóa hơn. Dưới đây là một số cách vừa mang tính dân gian, vừa khoa học giúp mẹ có nhiều sữa, đặc thơm.

2.1 Bổ sung thêm thực phẩm lợi sữa vào chế độ dinh dưỡng 

Trong giai đoạn mẹ cho bé bú, mẹ cần bổ sung một số dưỡng chất “thiết yếu như”: đạm, chất béo, sắt, canxi, vitamin,..từ các loại rau củ, trái cây. Theo kinh nghiệm dân gian thì một số thực phẩm sau sẽ giúp sữa mẹ đặc, thơm và mát hơn:

a/ Cà rốt – loại quả giàu vitamin A

Trong cà rốt chứa hàm lượng lớn vitamin A và chất xơ, góp phần tăng chất lượng sữa mẹ. Một ly nước ép cà rốt mỗi sáng hoặc trưa không chỉ giúp sữa mẹ thơm, mát mà còn giúp mẹ lấy lại thân hình thon gọn và làm đẹp da sau sinh.

Ngoài chế biến nước ép, mẹ có thể làm súp cà rốt để đa dạng cách chế biến và không gây nhàm chán.

Cà rốt giàu vitamin A và có tác dụng lợi sữa

Cà rốt giàu vitamin A và có tác dụng lợi sữa

b/ Thì là – gia vị giúp sữa mẹ đặc thơm

Làm sao để sữa mẹ đặc, thơm? Thì là chính là cây trả lời mà nhiều mẹ thường bỏ qua.

Bởi trong thì là có chất gọi là Anethole, có tính chất hóa học tương tự chất dẫn truyền dopamine của não. Khi hoạt chất này liên kế với prolactin (hormone kích thích sản xuất sữa) sẽ làm thay đổi thành phần hóa học của nó, khiến tăng hiệu quả trong việc sản xuất sữa.

Ngoài ra, thì là còn giúp sữa trở nên thơm ngon hơn, kích thích bé bú lâu hơn. Mẹ có thể chế biến thì là theo nhiều kiểu khác nhau như: sao khô để pha trà, sử dụng làm gia vị trong món ăn,…để tăng cường hương vị cho sữa mẹ.

Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng hay ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng như: co giật cơ bắp, ảo giác,…

Sử dụng thì là giúp sữa mẹ đặc, thơm

Sử dụng thì là giúp sữa mẹ đặc, thơm

c/ Rau đay, lá đinh lăng

Lá đinh lăng và rau đay là những thực phẩm quen thuộc đối với gia đình Việt. Không chỉ giúp cơ thể mát hơn mà còn giúp giảm căng tức, tăng lượng sữa về và tăng chất lượng nguồn sữa. Sữa mẹ sẽ đặc hơn, thơm hơn, kích thích bé ty lâu hơn.

Một lưu ý là: mẹ không nên sử dụng lá đinh lăng trong thời gian dài nhé, vì nó có thể gây tình trạng mất sữa.

d/ Bí ngô và hạt bí ngô giúp sữa mẹ đặc thơm

Bí đỏ như là một “thực phẩm vàng” cho mẹ bỉm sữa với nhiều công dụng tuyệt vời tốt cho sức khỏe. Trong bí ngô có nhiều vitamin và khoáng chất có lợi đối với cơ thể mẹ, giúp mẹ dồi dào năng lượng mỗi ngày. Sử dụng bí ngô thường xuyên sẽ giúp lợi sữa mẹ.

Súp bí ngô là món ăn lợi sữa được nhiều mẹ chế biến

Súp bí ngô là món ăn lợi sữa được nhiều mẹ chế biến

Mẹ có thể chế biến bí đỏ với nhiều cách khác nhau như canh bí đỏ, súp bí, bí xào,…. đều lợi sữa mẹ. Một trong những cách chế biến ngon, giàu dinh dưỡng là làm sữa bí ngô, nó có hương vị thơm ngon và dễ uống hơn nhiều so với các loại sữa tươi khác.

Ngoài ra, hạt bí ngô cũng rất tốt cho mẹ sau sinh. Mẹ có thể giã nát hoặc xay nhuyễn hạt bí sau đó dùng để pha nước uống hàng ngày. Hoặc mẹ cũng có thể rửa sạch, phơi khô và rang kỹ rồi sau tách vỏ ăn.

e/ Lá cây bồ công anh giúp sữa mẹ giàu dinh dưỡng

Theo nghiên cứu, lá cây bồ công anh là thực phẩm giúp tăng lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ, giúp sữa mẹ trở nên đặc sánh hơn. Bởi trong lá chứa nhiều protein, vitamin nhóm A, vitamin B, vitamin C, khoáng chất, canxi, sắt,…

Ngoài ra, nó còn các tác dụng thông tia sữa rất tốt, kích thích sản xuất sữa mẹ và làm tan chảy sữa đông hiệu quả. Mẹ có thể phơi khô lá, sắc lấy nước uống và sử dụng thay nước lọc hàng ngày, vừa giảm tắc tia sữa, vừa an toàn cho bé.

Lá bồ công anh có tác dụng tốt đối với sữa mẹ

Lá bồ công anh có tác dụng tốt đối với sữa mẹ

f/ Uống gạo lứt – thơm ngon, bổ dưỡng

Gạo lứt là loại gạo nguyên cám, chỉ loại bỏ phần vỏ trấu bên ngoài và giữ nguyên mầm, cùng với 7 lớp cám bảo vệ hạt. Các chất dinh dưỡng quan trọng nằm trong lớp cám này, chứa đựng nhiều vitamin, dưỡng chất có lợi và các nguyên tố vi lượng, giúp kích thích tiết sữa mẹ.

Gạo lứt không chỉ thơm ngon mà còn là nguồn cung vitamin B phong phú, có tác dụng thúc đẩy sự hình thành sữa mẹ và đồng thời được sử dụng trong việc chữa bệnh. Đặc biệt với hàm lượng Natri, Magie cao, gạo lứt là sự lựa chọn lý tưởng để bổ sung dinh dưỡng và mang lại sữa mẹ đặc, mát.

Làm sao để sữa mẹ đặc? Sử dụng gạo lứt

Làm sao để sữa mẹ đặc? Sử dụng gạo lứt

Để bảo quản gạo lứt lâu dài, hãy rang qua và để nguội trước khi đựng vào lọ kín. Để tận dụng tối đa tác dụng thúc đẩy sữa mẹ, hãy sử dụng 50 gam gạo lứt với 2-3 lít nước, thêm chút muối trắng, và uống khi nước còn ấm.

Ngoài gạo lứt, có một số thực phẩm khác cũng có tác dụng tăng cường sữa mẹ và mang lại lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Đu đủ xanh nấu cháo hoặc canh, khoai lang, vừng đen, rau khoai lang là những lựa chọn tốt, giúp bữa ăn hàng ngày của mẹ đa dạng và hấp dẫn hơn.

2.2 Chế độ nghỉ ngơi sau sinh là rất quan trọng

Cơ thể mẹ thường mệt mỏi, kiệt sức sau sinh. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến lượng sữa và chất lượng sữa tiết ra. Chính vì thế mẹ cần được nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể hồi phục. Chỉ khi sức khỏe của người mẹ được duy trì và cải thiện, lượng sữa tiết ra mới có thể là dồi dào và giàu dưỡng chất.

Đặc biệt, tâm lý và tinh thần thoải mái của người mẹ sau khi sinh cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc sữa mẹ có đặc và thơm. Với tâm lý và tinh thần thoải mái, tuyến sữa của người mẹ cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

a/ Cho bé bú đúng cách và thường xuyên

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ít sữa hoặc sữa loãng là do bé không được bú đúng cách và thường xuyên. Việc cho bé bú đều đặn giúp người mẹ duy trì lượng sữa dồi dào và chất lượng mỗi ngày. Đồng thời, tư thế đúng khi cho bé bú cũng đóng vai trò quan trọng. Sự đồng đều giữa lượng sữa ở cả hai bầu ngực cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự đầy đủ và hiệu quả của sữa.

b/ Vận động nhẹ

Mặc dù cơ thể sau sinh còn mệt mỏi, nhưng việc thực hiện những bài tập nhẹ nhàng và thư giãn sẽ giúp tinh thần người mẹ thoải mái hơn, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh và cũng có thể kích thích sự sản xuất sữa.

c/ Tránh sử dụng chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá,… đều có thể gây ức chế đến hoạt động của tuyến sữa. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, người mẹ nên tránh xa những chất kích thích này trong thời kỳ cho con bú.

Với những chia sẻ này, Dankefood tin rằng mẹ đã biết làm sao để sữa mẹ đặc, dồi dào và đảm bảo chất lượng sữa. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh! Mọi thắc mắc vui lòng để lại comment dưới mục bình luận mẹ nha, Dankefood luôn hỗ trợ trả lời sớm nhất!