0904 227 929

7 nguyên tắc vắt sữa mẹ hiệu quả không gây tắc sữa

7+ Nguyên tắc vắt sữa mẹ hiệu quả không gây tắc sữa

Danh mục: Tin tức Ngày đăng: 07/11/2023

Làm thế nào để hút sữa an toàn và hiệu quả? Hãy cùng Dankefood khám phá những nguyên tắc vắt sữa mẹ cần thiết để giúp mẹ tăng lượng sữa mà không gây tắc sữa qua bài viết dưới đây!

1. 3 lý do tại sao mẹ nên vắt sữa cho trẻ 

1.1 Tránh tắc tia sữa 

Một trong những ám ảnh của các bà mẹ cho con bú chính là tắc tia sữa. Đây là hiện tượng hệ thống ống tuyến sữa bị tắc nghẽn khiến ngực căng tròn, đau nhức. Sử dụng máy hút sữa đúng cách giúp giãn nở các nang tuyến sữa, giúp sữa mẹ chảy ra dễ dàng hơn.

1.2 Kích thích sản sinh nhiều sữa 

Áp dụng đúng nguyên tắc vắt sữa mẹ không chỉ giúp phòng ngừa tắc tia sữa, mà còn kích thích sự sản xuất sữa tăng lên. Việc này đặc biệt quan trọng đối với các bà mẹ ít sữa, thiếu sữa cho con bú. Hút sữa đều đặn chính là phương pháp hữu hiệu giúp kích thích sản sinh sữa mẹ nhiều hơn.

1.3 Có nguồn sữa dự trữ cho trẻ 

Vắt sữa để có nguồn dự trữ sữa

Vắt sữa để có nguồn dự trữ sữa

Không phải lúc nào mẹ cũng có thể ở bên cạnh con. Trong nhiều trường hợp bất khả kháng như: mẹ ốm cần thời gian nghỉ ngơi hoặc mẹ bắt đầu phải đi làm lạị, lúc này việc hút sữa vô cùng quan trọng. Điều này đảm bảo được bé luôn có sẵn nguồn dự trữ sữa, được bú sữa mẹ dù mẹ bận không có bên cạnh.

2. Nguyên tắc vắt sữa mẹ hiệu quả mà mẹ bỉm nên biết

Việc hút sữa là rất quan trọng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cần ghi nhớ các nguyên tắc vắt sữa mẹ dưới đây để tránh làm mất sữa lâu dài:

2.1 Vắt sữa càng sớm càng tốt 

Một trong những nguyên tắc vắt sữa mẹ quan trọng là bắt đầu vắt sữa càng sớm sau khi sinh càng tốt. Việc này không chỉ kích thích cơ thể mẹ sản xuất sữa mẹ lâu dài mà còn giúp nâng cao hiệu suất sữa. Đừng lo lắng nếu lần đầu bạn vắt sữa không thu được lượng sữa mong đợi. Điều quan trọng là phải kiên trì và thực hiện vắt sữa đều đặn. Điều này sẽ giúp cơ thể mẹ thích nghi và tăng cường sản xuất sữa trong thời gian ngắn.

2.2 Áp dụng lịch vắt sữa khoa học, đều đặn 

Áp dụng lịch vắt sữa khoa học, đều đặn là một trong những nguyên tắc vắt sữa mẹ cần tuân thủ chính xác. Cữ vắt thông thường sẽ từ 8-12 lần/ngày để đảm bảo sữa mẹ được sản xuất nhanh chóng và nhiều hơn. Khoảng cách giữa các lần vắt có thể từ 2 đến 5 tiếng, tùy thuộc vào lịch trình và sức khỏe của mẹ. Dưới đây là các gợi ý cho lịch vắt sữa:

Lịch L2 (2 giờ): 7 – 9 – 11 – 13 – 15 – 17 – 19 – 21 – 0 – 3 – 5

Lịch L3 (3 giờ): 6 – 9 – 12 – 15 – 18 – 21 – 0 – 3

Lịch L4 (4 giờ): 7 – 11 – 15 – 19 – 23 – 3

Lịch L5 (5 giờ): 7 – 12 – 17 – 22

Áp dụng lịch vắt sữa khoa học và đều đặn

Áp dụng lịch vắt sữa khoa học và đều đặn

Lưu ý rằng việc không vắt đúng giờ có thể dẫn đến tình trạng ngực căng và tức. Do đó, việc áp dụng lịch vắt sữa khoa học, đều đặn không chỉ cải thiện sản xuất sữa mẹ, mà còn giữ cho ngực thoải mái hơn.

2.3 Rửa tay bằng xà phòng và tiệt trùng dụng cụ hút, đựng sữa 

Vệ sinh sạch sẽ là một nguyên tắc vắt sữa mẹ không thể phớt lờ. Trong không khí, luôn ẩn chứa nhiều virus, vi khuẩn gây hại không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vì vậy, trước khi hút sữa và trữ sữa, mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.

Tiệt trùng dụng cụ hút sữa

Tiệt trùng dụng cụ hút sữa

Sau khi hút sữa xong, mẹ cũng cần lưu ý những điểm sau khi làm sạch dụng cụ vắt sữa:

→ Tránh sử dụng nước rửa chén hoặc các dung dịch tẩy rửa mạnh để tẩy rửa bình sữa, cùng dụng cụ hút sữa.

→ Trước và sau khi rửa, hãy tiệt trùng tất cả các dụng cụ liên quan, từ bình đựng sữa đến các phụ kiện của máy hút sữa.

Việc tiệt trùng dụng cụ đựng sữa không chỉ giữ cho sữa mẹ của bạn trong tình trạng tốt nhất, mà còn đảm bảo sức khỏe cho bé yêu. 

2.4 Massage nhẹ nhàng bầu sữa 

Massage nhẹ nhàng khu vực bầu sữa là một trong những nguyên tắc vắt sữa mẹ quan trọng. Nó đóng vai trò không nhỏ trong việc kích thích lưu thông máu, tăng cường tiết hormone oxytocin. Quá trình này không chỉ giúp sữa mẹ chảy xuống tự nhiên mà còn hạn chế tình trạng tắc sữa, đem lại cảm giác thoải mái cho các bà mẹ.

Massage nhẹ nhàng bầu sữa để kích thích tuyến sữa

Massage nhẹ nhàng bầu sữa để kích thích tuyến sữa

Hãy bắt đầu với việc chườm ấm nhẹ lên bầu sữa để thúc đẩy lưu thông. Tiếp theo, sử dụng đầu ngón tay để massage nhẹ từ phía trên bầu sữa về phía núm vú. Thực hiện động tác xoa bóp theo hình tròn, áp dụng nhẹ nhàng áp lực để khích lệ dòng sữa chảy về phía núm vú. Sau đó, dùng cả bàn tay xoa đều hai bầu sữa trong khoảng nửa phút rồi nhẹ nhàng vê quanh quầng vú.

Massage bầu sữa không chỉ giúp nâng cao hiệu quả vắt sữa, mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe ngực cho mẹ.

2.5 Uống sữa/nước trước khi vắt sữa 

Khoảng 15 phút trước khi hút sữa, hãy uống một ly nước hoặc sữa ấm có dung tích khoảng 500ml. Việc này không chỉ giúp tăng cường sự sản xuất sữa mẹ, mà còn đảm bảo có đủ nguồn nước cho cơ thể, giúp sữa về nhanh và dồi dào hơn. Sau cữ hút, mẹ đừng quên tiếp tục uống nước để bù đắp lượng nước đã mất và kích thích tuyến sữa tiếp tục hoạt động hiệu quả.

Mẹ nên uống sữa hoặc nước trước khi vắt

Mẹ nên uống sữa hoặc nước trước khi vắt

2.6 Ngồi đúng tư thế 

Tư thế ngồi ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu suất vắt sữa. Mẹ cần ngồi thẳng lưng, tránh cúi hay vươn người. Điều này giúp giảm áp lực xuống bầu ngực và cải thiện luồng sữa. Ngồi đúng tư thế không chỉ giúp sữa về nhanh hơn, mà còn giảm thiểu đau lưng khi vắt sữa trong thời gian dài. 

Khi vắt sữa, mẹ hãy chọn một không gian yên tĩnh và thoải mái, giúp tập trung và không bị phân tâm. 

Ngồi đúng tư thế là một nguyên tắc vắt sữa mẹ không thể bỏ qua. 

2.7 Lưu trữ sữa mẹ đúng cách sau khi vắt 

Lưu trữ sữa mẹ đúng cách sau khi vắt là một trong những nguyên tắc vắt sữa mẹ quan trọng nhất. Để bảo quản sữa mẹ hiệu quả, tránh để sữa ở ngoài phòng, điều này có thể làm mất dưỡng chất. Thay vào đó, hãy sử dụng túi trữ sữa hoặc bình chuyên dụng và lưu trữ trong ngăn mát hoặc đông của tủ lạnh. Phương pháp bảo quản này không chỉ giúp duy trì dưỡng chất trong sữa, mà còn ngăn chặn vi khuẩn phát triển, giữ cho sữa tươi lâu hơn.

Để đảm bảo chất lượng, sữa mẹ cần được lưu trữ đúng cách

Để đảm bảo chất lượng, sữa mẹ cần được lưu trữ đúng cách

>>> Xem thêm: Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt và rã đông CHUẨN NHẤT mẹ nên biết

3. [GÓC GIẢI ĐÁP] 

3.1 Mỗi lần vắt nên vắt bao nhiêu ml sữa? 

Sau khi sinh, tuần đầu tiên, lượng sữa mẹ có thể chưa đủ. Do đó, bạn cần hút khoảng 50-80ml sữa mẹ trong mỗi lần và thực hiện cứ 2-3 tiếng một lần. Khi bạn bước vào tuần thứ 5 sau sinh, lượng sữa cần hút trong mỗi cữ là 80-110ml, tương ứng với 700-900ml sữa mẹ trong một ngày.

Nếu bạn đã quay lại với công việc từ tháng thứ 6 sau sinh, hãy cố gắng hút khoảng 1000-1400 ml sữa mẹ mỗi ngày. Điều này tương đương với việc mỗi lần hút sữa, bạn cần hút 170-220ml trong khoảng thời gian 4-6 tiếng.

Tùy theo từng khoảng thời gian mà lượng ml sữa lại khác nhau

Tùy theo từng khoảng thời gian mà lượng ml sữa lại khác nhau

Đối với thời gian vắt sữa, hãy giới hạn trong khoảng 15-20 phút để đảm bảo hút hết sữa mẹ và không làm tổn thương các mô vú. Điều này không chỉ giúp duy trì nguồn sữa mẹ mà còn phòng ngừa các tình trạng như vú bị sưng và đau.

3.2 Sữa vắt ra để được trong bao lâu?

Theo các khuyến cáo từ WHO, UNICEF và Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, sữa mẹ có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng (25 – 35 độ C) trong vòng 4 giờ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chất lượng tốt nhất, sữa sau vắt nên dùng càng sớm càng tốt.

Trường hợp bảo quản sữa trong tủ lạnh có nhiệt độ từ 0-4°C, sữa mẹ có thể được bảo quản từ 3 – 5 ngày. Đặt sữa ở vùng làm mát của tủ lạnh và tránh đặt gần cửa hoặc phần ấm. Nếu để sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh, thời gian bảo quản sữa mẹ có thể lên đến 3 tháng. 

Cần lưu ý bảo quản sữa mẹ đúng cách

Cần lưu ý bảo quản sữa mẹ đúng cách 

Với gia đình có điều kiện bảo quản sữa ở tủ đông đảm bảo nhiệt độ -18°C trở lên, sữa mẹ có thể giữ được chất lượng trong khoảng 6 tháng.

Đặc biệt, sau khi rã đông, sữa chỉ có thể giữ trong tủ lạnh đến 24 giờ và ở nhiệt độ phòng chỉ 1 giờ. Nếu không sử dụng hết, bạn nên loại bỏ sữa vì không thể tái đông lại. Để rã đông sữa mẹ, hãy dùng vòi nước ấm, tránh sử dụng lò vi sóng, vì điều này có thể phá hủy các dưỡng chất quý giá.

3.3 Bảo quản sữa ở ngăn đông hay ngăn mát?

Nắm bắt được nguyên tắc vắt sữa mẹ là quan trọng, nhưng việc bảo quản sữa sau khi đã vắt cũng không kém phần quan trọng. 

Bảo quản sữa ở ngăn đông hay ngăn mát tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng

Bảo quản sữa ở ngăn đông hay ngăn mát tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng

Theo như hướng dẫn ở trên, việc mẹ nên bảo quản sữa sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng:

→ Sau khi mẹ vắt xong, cho bé dùng ngay trong vòng 1-4 giờ, mẹ chỉ cần để sữa ở nhiệt độ phòng.

→ Mẹ cho con sử dụng sữa trong vòng 3-5 ngày, mẹ nên bảo quản sữa ở ngăn mát.

→ Trường hợp mẹ dự trữ sữa lâu dài, dự phòng mất sữa, hoặc đi làm, hãy bảo quản sữa ở ngăn trữ đông.

3.4 Cần những lưu ý gì khi bảo quản sữa mẹ ?

Để đảm bảo sức khỏe của bé, khi bảo quản sữa mẹ cần lưu ý những điểm sau:

→ Sữa mẹ có nhiều đường và đạm, nên rất dễ bị biến đổi. Khi thấy các dấu hiệu sữa có màu sắc và mùi bất thường, không nên cho bé sử dụng. Điều này giúp tránh nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa hay tiêu chảy.

→ Khi lưu trữ sữa mẹ trong tủ lạnh, cần ghi rõ ngày tháng vắt sữa để đảm bảo đúng hạn sử dụng cho bé.

→ Nếu có điều kiện, hãy trữ sữa cho trẻ ở một tủ riêng, không lẫn với những thực phẩm khác để tránh nhiễm khuẩn sữa.

Hy vọng thông qua bài viết trên, mẹ đã nắm rõ các nguyên tắc vắt sữa mẹ cũng như cách bảo quản sữa mẹ đúng đắn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới để được các chuyên gia Dankefood trả lời sớm nhất.