Sặc sữa là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi sữa trào ngược vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái, có thể ngừng thở. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị sặc sữa là gì? Cách xử lý gấp khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Sặc sữa ở trẻ nhỏ là gì?
Sặc sữa ở trẻ nhỏ là hiện tượng các chất từ trong dạ
Mục lục
1. Sặc sữa ở trẻ nhỏ là gì?
,… sau đó tràn ra từ miệng hoặc mũi. Chất dịch này thường là sữa, nước bọt hoặc các cặn bị vón. Trong trường hợp dịch có chất màu vàng thì có thể đây là dịch mật.Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc sữa có thể làm chất lỏng tràn vào khí quản, gây tắc nghẽn đường đường hô hấp và ngăn chặn quá trình trao đổi khí giữa phế quản và mao mạch. Điều này có thể tạo ra tình trạng nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là nếu không được xử lý kịp thời.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc sữa
a/ Nguyên nhân
Tình trạng sặc sữa của trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân như:
→ Mẹ bế trẻ không đúng tư thế: Tư thế nằm gập cổ hoặc ngửa cổ quá mức sẽ khiến trẻ dễ bị sặc sữa.
→ Núm vú cao su có lỗ lớn, sữa chảy nhanh trẻ không nuốt kịp: Khi trẻ bú bình có núm cao su lỗ to
2. Nguyên nhân a/ Nguyên nhân
sữa
g kịp gây ra tình trạng sặc sữa.
→ Nôn trớ sau bú: Trong trường hợp mẹ cho trẻ bú bình như để núm vú xa, trẻ ngậm không kín có thể dẫn đến bé nuốt nhiều hơi hơn bú sữa. Trẻ sẽ bị chướng vụng, nôn sau khi bú và sặc sữa.
→ Ép bé bú: Khi trẻ đã bú no, không muốn bú nhưng mẹ vẫn ép bé bú thì có thể làm trẻ sơ sinh bị sặc sữa.
→ Đặt trẻ nằm ngay sau bú: Đặt bé nằm ngay sau bú sẽ khiến cho sữa chưa kịp tiêu hóa hóa vào trào ngược ra ngoài. Nhiều trường hợp sẽ bị tử vong do sặc sữa do mẹ vô ý, không nắm rõ kiến thức.
Sặc sữa thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi do dạ dày bé nằm ngang, giữa dạ dày và thực quản chưa tạo đủ góc để ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to.
b/ Dấu hiệu bé bị sặc sữa
Một số dấu hiệu để nhận biết trẻ sơ sinh bị sặc sữa như:
+ Ho mạnh, sặc sữa, da trở nên tím tái.
+ Đột ngột khóc thét lên.
+ Tình trạng hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng.
+ Trong trường hợp nặng, trẻ có thể ngừng thở.
3. Cách xử lý gấp khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Khi phát hiện trẻ bị sặc sữa, cha mẹ cần bình tĩnh và thực hiện các bước sau:
➡ Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng, đầu hơi cao hơn thân thể, dùng ngón tay giữa và ngón áp út của một tay và ấn nhẹ vào ngực trẻ, đồng thời dùng tay kia bóp nhẹ mũi trẻ để trẻ há miệng ra. Nếu thấy sữa trào ra miệng, dùng khăn giấy lau sạch.
➡ Bước 2: Nếu trẻ vẫn khó thở, đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay của mình, đầu trẻ thấp hơn thân thể, dùng lòng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ từ 3-5 lần. Sau đó đặt trẻ nằm ngửa trên đùi của mình, dùng hai ngón tay ấn nhẹ vào ngực trẻ từ 3-5 lần. Lặp lại quy trình này cho đến khi trẻ thở dễ dàng hơn.
➡ Bước 3: Nếu trẻ ngừng thở, cần thực hiện 3. Cách xử lý gấp khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa
g cứng, đầu hơi cao hơn thân thể, dùng hai ngón tay ấn nhanh và mạnh vào giữa ngực trẻ, khoảng 100-120 lần/phút. Sau mỗi 30 lần ấn, thực hiện thở nhân tạo cho trẻ bằng cách bóp mũi trẻ, đặt miệng của mình kín miệng trẻ và thổi nhẹ vào phổi trẻ, khoảng 2 lần. Lặp lại quy trình này cho đến khi trẻ bắt đầu thở lại hoặc có người khác đến giúp đỡ.
➡ Bước 4: Đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
4. Bé bị sặc sữa có gây nguy hiểm không?
Sặc sữa là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh và thường xuyên xảy ra trong Nhi khoa.
Các chuyên gia nhi khoa cho biết, trẻ sơ sinh bị sặc sữa có thể vì nhiều lý do như: cho trẻ bú sai tư thế, bú quá no, bú khi đang khóc, sữa mẹ nhiều khiến trẻ không kịp nuốt, hoặc trẻ non tháng dễ bị sặc sữa hơn.
Ngoài ra, sặc sữa cũng thường gặp ở trẻ có dị tật hầu họng như: khe hở môi, khe hở vòm… Nếu không được sơ cứu kịp thời, sặc sữa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Đã có nhiều trường hợp trẻ tử vong do sặc sữa. Hầu hết những ca tử vong này thường ở những trẻ dưới 2 tuổi và ba mẹ không biết đến khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu như tím tái, ngừng thở,.. Chính vì thế, ba mẹ cần lưu ý khi cho trẻ bú sữa và biết cách phòng tránh tai nạn bất ngờ này xảy ra.
5. Phòng tránh trẻ bị sặc sữa
Để phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc sữa, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
→ Cho trẻ bú đúng tư thế, không ép trẻ bú. Nếu cho trẻ bú bình, mẹ cần chọn núm vú cao su có lỗ thông phù hợp. Đặt núm vú sâu vào miệng trẻ, miệng trẻ ngậm kín núm vú, bình sữa dốc đủ cao để sữa luôn lấp đầy núm vú.
→ Không cho trẻ bú quá no. Nếu thấy trẻ chán bú, ngừng bú hoặc buông núm vú ra, mẹ hãy ngừng cho trẻ bú. Nếu trẻ bú nhiều, mẹ đặt trẻ nằm dọc trên vai mình và vỗ nhẹ lưng trẻ để trẻ ợ hơi.
→ Vỗ ợ hơi sau khi bú. Sau khi bú xong, mẹ hãy đặt trẻ nằm trên vai, nằm nghiêng nhưng đầu hơi cao hơn thân thể. Tránh sữa trào ngược vào đường thở và vỗ nhẹ cho trẻ ợ hơi. Không nên đặt trẻ nằm ngay sau khi bú, đặc biệt là nằm ngửa.
→ Theo dõi trẻ sau khi bú. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, sặc sụa, tím tái. Mẹ hãy sơ cứu gấp theo các bước đã nêu trên và đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
→ Nếu trẻ bị dị tật bẩm sinh vùng hầu họng. Mẹ cần cho bé điều trị kịp thời. Nếu trẻ sinh non tháng, mẹ cần học cách cho trẻ bú an toàn và theo dõi sát sao trẻ.
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa là một hiện tượng nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc di chứng cho trẻ. Cha mẹ cần biết cách phòng tránh và xử lý khi trẻ bị sặc sữa. Đồng thời cần chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ một cách khoa học và an toàn. Nếu có thắc mắc về các5. Phòng tránh trẻ bị sặc sữa
ay tới Dankefood theo hotline: 0898.287.888 để biết thêm chi tiết.