Theo Viện Dinh Dưỡng, trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi là đối tượng dễ mắc tiêu chảy nhất hiện nay. Vậy trẻ bị tiêu chảy phải làm sao? Trẻ bị tiêu chảy nên cho ăn gì? Hãy cùng DankeFood khám phá ngay bây giờ nhé!
Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em nguy hiểm ra sao?
Có thểTriệu chứng tiêu chảy ở trẻ em nguy hiểm ra sao?
suy dinh dưỡng, thậm chí là có thể dẫn tới tử vong. Trước khi tìm hiểu trẻ bị tiêu chảy phải làm sao các mẹ cần nhận biết chính xác triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em!
Có thể hiểu một cách đơn giản, tiêu chảy là tình trạng khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày. Dưới đây là các triệu chứng cụ thể khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ mà các mẹ cần lưu ý:
Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao?
– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi được cho là bị tiêu chảy khi tần suất đi đại tiện gấp đôi các ngày bình thường. Quan sát phân của trẻ thấy sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu. Lưu ý: trẻ bú sữa mẹ có thể dễ sản xuất phân nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức. Vì vậy cần nắm rõ số lần đi đại tiện của con để tránh nhầm lẫn.
– Trẻ trên 1 tuổi
Trẻ trên 1 tuổi được gọi là tiêu chảy khi trẻ đi ngoài phân lỏng nước từ 3 lần một ngày trở lên, phân lỏng, có nhiều nước, mùi hôi tanh. Ngoài ra, mẹ cũng nên để ý đến các biểu hiện bên ngoài của trẻ. Trẻ bị tiêu chảy rất dễ mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, quấy khóc và sốt.
Để cha mẹ dễ nhận biết hãy lưu ý các biểu hiện cụ thể dưới đây:
– Dấu hiệu tiêu chảy nhẹ:
+Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn.
+ Sốt, mất nước, đi ngoài nhiều lần.
+ Sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy cơ địa của mỗi bé.
– Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nặng:
+ Đau bụng nhiều và thường xuyên.
+ Trong phân có máu, nôn thường xuyên.
+ Chán ăn, ăn mất ngon hoặc bỏ ăn.
+ Sốt cao, miệng khô, dính miệng.
+ Cân nặng bị giảm, mệt mỏi, ngủ li bì, chóng mặt, quấy khóc liên tục.
+ Đi ngoài nhiều lần, đi tiểu ít.
+ Khát nước cực độ.
+ Trẻ có ít hoặc không có nước mắt khi khóc.
+ Không khỏi bệnh sau 7 ngày.
Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị tiêu chảy khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết trẻ bị tiêu chảy phải làm sao? Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần biết:
Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảyy mãi không khỏi" width="600" height="400" srcset="https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/tre-bi-tieu-chay-phai-lam-sao-5.jpg 600w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/tre-bi-tieu-chay-phai-lam-sao-5-300x200.jpg 300w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/tre-bi-tieu-chay-phai-lam-sao-5-180x120.jpg 180w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" />
Vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng là một trong các nguyên nhân chính hay tiêu chảy ở trẻ
– Tiêu chảy cấp tính
Phần lớn trẻ bị tiêu chảy cấp tính là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra điển hình như:
+ Virus Rota: là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em, lứa tuổi hay gặp nhất là trẻ dưới 3 tuổi, tập trung nhiều nhất là 7 – 24 tháng tuổi. Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus kéo dài từ 3 – 9 ngày nhưng phải mất đến vài ba tuần để trẻ hồi phục cơ thể.
+ Lây nhiễm vi khuẩn: tiêu chảy ở trẻ nhỏ thường do các vi khuẩn Vibrio cholerae (vi khuẩn tả), E.coli, Campylobacter, … gây ra.
+ Nhiễm ký sinh trùng: Trẻ bị tiêu chảy có thể là do nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia lây lan qua nguồn nước hoặc thực phẩm bé tiêu thụ hàng ngày.
+ Dị ứng, ngộ độc thức ăn: trong năm đầu đời vì hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt nên khi trẻ tiếp nhận các thực phẩm mới hoặc các loại đồ ăn không đảm bảo vệ sinh có thể gây ra ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn…
+ Do thuốc kháng sinh: Trẻ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn làm chết các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hậu quả là loạn khuẩn ruột và dẫn đến tiêu chảy.
– Tiêu chảy kéo dài
Ngoài những tác nhân do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng kể trên, trẻ bị tiêu chảy kéo dài còn có thể do 1 số nguyên nhân như:
+ Trẻ bất dung nạp Lactose: Những trẻ thiếu hụt men Lactase để tiêu hóa đường Lactose trong sữa, các sản phẩm từ sữa sẽ không có khả năng hấp thu và tiêu hóa loại đường này. Đường Lactose ứ đọng trong ruột sẽ chuyển thành axit lactic và khiến trẻ bị tiêu chảy.
+ Do rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy kéo dài còn có thể do hội chứng ruột kích thích.
+ Uống nhiều nước ép trái cây: Nhiều loại nước trái cây kể cả trái cây tươi, đóng hộp có chứa sorbitol – một dạng đường khó tiêu khiến cho hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa được và cuối cùng dẫn đến đi ngoài.
+ Do mắc một số bệnh: Sởi, viêm tai giữa, suy dinh dưỡng, thiếu men tiêu hoá, suy giảm miễn dịch mắc phải.
Không nên tự ý cho trẻ uống tiêu chảy khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ
Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao?
Mặc dù đã biết nguyên nhân, triệu chứng nhưng nhiều cha mẹ vẫn không biết trẻ bị tiêu chảy phải làm sao? Dưới đây là những lời khuyên cho cha mẹ có bé bị tiêu chảy mãi không khỏi:
– Khi trẻ bị tiêu chảy nên làm gì?
+ Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú.
+ Trẻ trên 6 tháng tuổi: ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một, các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa… và cần cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.
Nếu phát hiện có biểu hiện bị tiêu chảy, đi ngoài dưới đây thì cha mẹ nên đưa con đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt:
+ Máu trong phân, đau bụng.
+ Nôn thường xuyên, sốt cao.
+Giảm cân, khô, dính miệng.
+ Đi tiểu ít thường xuyên hơn.
+ Đi ngoài thường xuyên.
+ Khát nước cực độTrẻ bị tiêu chảy phải làm sao?
image-1941 size-full" title="Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước" src="https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/tre-bi-tieu-chay-phai-lam-sao-7.jpg" alt="trẻ bị tiêu chảy phải làm sao, be bi tieu chay phai lam sao, trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì, khi trẻ bị tiêu chảy nên làm gì, trẻ bị tiêu chảy nên cho ăn gì, trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì, trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ, triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em, bé bị tiêu chảy mãi không khỏi" width="600" height="400" srcset="https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/tre-bi-tieu-chay-phai-lam-sao-7.jpg 600w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/tre-bi-tieu-chay-phai-lam-sao-7-300x200.jpg 300w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/tre-bi-tieu-chay-phai-lam-sao-7-180x120.jpg 180w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" />
Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước
– Trẻ bị tiêu chảy nên cho ăn gì?
Bé bị tiêu chảy phải làm sao? Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?,… Cha mẹ không nên hoang mang trước những câu hỏi tương tự vậy. Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước, nhanh chóng điều trị mất nước và chế độ ăn của trẻ.
Để phòng mất nước ngay tại nhà, mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường với các loại nước như: ORS (oresol), nước đun sôi để nguội, hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo. Số lượng dung dịch cần cho uống tại nhà sau mỗi lần đi ngoài:
+ Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100 ml.
+ Trẻ từ 2 – 10 tuổi: 100 – 200 ml.
+ Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu. nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm…
Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ khi chưa biết trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì:
+ Bổ sung oresol: rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột gói vào một bình ấm chứa khoảng một lít nước sạch (hoặc một lượng nước thích hợp với từng loại gói được dùng), tốt nhất là nước đun sôi để nguội.. Đổ bột vào bình chứa và lắc kỹ cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn. Đậy bình lại và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và pha lại dung dịch mới.
Trẻ bị tiêu chảy nên cho ăn gì?
+ Nước cháo muối: dùng một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch rồi đun nhừ, lọc qua rá, lấy nước cho trẻ uống dần.
+ Nước gạo rang muối: lấy 50 g gạo (một vốc tay) đem rang vàng, cho 6 bát nước đem nấu nhừ lọc qua rá cho 1 thìa cà phê muối ăn vào rồi cho trẻ uống dần.
+ Nước chuối, nước hồng xiêm: chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội + 1 thìa cà phê gạt ngang muối ăn, cho trẻ uống dần.
+ Súp cà rốt muối: cà rốt 500 g, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, cho một nhúm muối đun sôi lại, cho trẻ uống dần.
– Những lưu ý khi cho trẻ bị tiêu chảy ăn uống:
+ Nấu thức ăn mềm, kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm.
+ Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để tăng lượng kali. Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp vì chúng có thể làm tăng tiêu chảy.
+ Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…) khó tiêu hóa.
+ Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì những loại thức ăn này có thể làm tiêu chảy nặng hơn.
+ Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ ngày hoặc nhiều hơn.
+ Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.
Monilait Pedia bổ sung sữa non Colostrum, 2’FL HMO giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa tiêu chảy
– Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Cha mẹ cần lưu ý không được tự ý cho trẻ uống thuốc tiêu chảy khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ nhé! Trước khi cho con uống thuốc hãy đưa con đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sỹ mẹ nhé! Việc tự ý cho con uống thuốc có thể dẫn đến những nguy hại khó lường khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Để trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và sức đề kháng tốt trước sự tấn công của virus, vi khuẩn gây hại hãy bổ sung sữa bột cao cấp Monilait Pedia cho con mẹ nhé! Với những thành phần quý giá đó là: sữa non Colostrum, 2’FL HMO cùng các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, Selen, Lysine,… sẽ giúp con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, vững vàng trước mọi sự “tấn công” của virus, vi khuẩn nguy hiểm! Tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại đây: sữa Monilait Pedia.
Hy vọng với bài viết trẻ bị tiêu chảy phải làm sao của DankeFood hôm nay đã giúp mẹ không còn băn khoăn, lo lắng cho bệnh tình của con. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay hôm nay hãy bổ sung Monilait Pedia để con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh phòng ngừa tiêu chảy mẹ nhé!
>> Xem thêm:
– 3 mẹo dân gian giúp trẻ ăn ngon ĐƠN GIẢN nhiều mẹ không biết!
– Trẻ ăn dặm khi nào là tốt nhất? SAI LẦM của mẹ khi cho bé ăn dặm!
– Cảnh báo dị tật thai nhi nguyên nhân từ những điều cha mẹ KHÔNG NGỜ!