Khi trẻ bị sâu răng, nếu cha mẹ không có biện pháp xử lý triệt để thì nó sẽ tái phát nhiều lần khiến trẻ ăn, nhai khó khăn, ảnh hưởng sức khỏe. Sâu răng thường xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau: trẻ 1 tuổi bị sâu răng, trẻ 3 – 4 tuổi cũng rất dễ bị sâu răng. Vậy điều trị sâu răng ở trẻ em như thế nào?
Nguyên nhân trẻ 1 tuổi bị sâu răng
Nhiều cha mẹ lo lắng khi Nguyên nhân trẻ 1 tuổi bị sâu rănga> hay trẻ 3 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao? Tuy nhiên, cha mẹ hãy bình tĩnh trước và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ đau răng sâu để có biện pháp xử lý phù hợp.
Trẻ bị viêm nướu và vệ sinh răng miệng cho trẻ không đúng cách là 2 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ bị sâu răng.
Điều trị sâu răng ở trẻ em như thế nào?
– Do trẻ bị viêm nướu
Mảng bám cao răng cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng trẻ bị viêm nướu. Lúc này, chúng sẽ tạo ra các enzyme khiến nướu trẻ bị sưng đỏ, gây khó chịu.
– Trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh lý sâu răng ở trẻ. Bởi các bé còn quá nhỏ, chưa có ý thức được về việc cần thiết phải chăm sóc, bảo vệ răng miệng hàng ngày sau khi ăn xong.
Hơn nữa, một số phụ huynh còn coi nhẹ việc vệ sinh răng cho trẻ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gia tăng, gây nên tình trạng trẻ bị sâu răng.
Nguyên nhân trẻ 1 tuổi bị sâu răng
– Nguyên nhân khác
Ngoài ra, em bé bị sâu răng còn do các nguyên nhân khác như:
+ Chế độ dinh dưỡng của trẻ không phù hợp: ăn quá nhiều đồ ngọt, nước có gas…
+ Men răng và ngà răng chưa cứng chắc, trong miệng ít nước bọt, ít các thành phần bảo vệ tổ chức cứng của răng trong nước bọt cũng gây sâu răng.
Điều trị sâu răng ở trẻ em bằng cách nào?
Nếu cha mẹ đang chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi hay bất kỳ độ tuổi nào thì có thể tham khảo một số mẹo hay hiệu quả dưới đây nhé:
Điều trị sâu răng ở trẻ em bằng cách nào?2020/06/tre-1-tuoi-bi-sau-rang-3-300x200.png 300w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/tre-1-tuoi-bi-sau-rang-3-180x120.png 180w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" />
Điều trị sâu răng ở trẻ em bằng cách nào?
– Vệ sinh răng trẻ em sạch sẽ
Cha mẹ nên nhắc con vệ sinh răng sạch sẽ mỗi ngày để hạn chế việc con bị sâu răng tồi tệ hơn. Khi con bị đau răng sâu, mẹ nên hướng dẫn chi tiết bé cách chải răng để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa trong khoang miệng. Hãy dùng bàn chải mềm dành cho trẻ em và chỉ nha khoa để làm sạch răng, đồng thời tránh gây tổn thương cho răng lợi bé.
– Dùng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý với thành phần có đặc tính sát trùng tự nhiên, chống viêm nhiễm và giảm đau hiệu quả nên rất tốt trong việc điều trị sâu răng ở trẻ. Cha mẹ có thể mua nước muối Nacl ở tiệm thuốc hoặc tự pha nước muối loãng cho bé ngậm hàng ngày. Mỗi ngày ngậm 2-3 lần, khoảng 1-2 phút sẽ giúp các cơn đau nhanh tan biến.
– Dùng lá trầu không
Lá trầu lành tính, an toàn, có khả năng diệt khuẩn và kháng viêm trong điều trị trẻ bị sâu răng. Mẹ sử dụng 3-5 lá trầu không, đem giã nhỏ, trộn cùng với 50ml rượu trắng. Sau đó lọc lấy nước để con súc miệng hàng ngày, các cơn đau nhức sẽ thuyên giảm rõ rệt.
– Dùng oxy già 3%
Oxy già có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và giảm đau nhức răng, mẹ có thể dễ dàng kiếm ở bất cứ cửa hàng dược phẩm nào. Cách làm rất đơn giản, lấy một chút oxy già cho bé ngậm trong 1-2 phút, sau đó súc lại bằng nước sạch 3-4 lần.
Mẹo điều trị sâu răng ở trẻ em hiệu quả
– Dùng lá húng quế và tỏi
Đây là một phương thuốc dân gian được áp dụng khá hiệu quả trong việc điều trị trẻ đau răng sâu. Cha mẹ chỉ cần lấy vài nhánh tỏi và vài lá húng quế đem giã nát, rồi lấy hỗn hợp đó đắp lên vùng răng trẻ bị sâu. Phần nước hỗn hợp đem nhỏ lên trên răng. Thực hiện liên tục đến khi con hết đau nhức.
– Dùng chanh tươi
Với tính sát khuẩn, kháng viêm tốt, phụ huynh có thể sử dụng chanh tươi để trị sâu răng cho trẻ. Mẹ hãy lấy nửa trái chanh, vắt lấy nước cốt, bôi lên chỗ răng sâu 1-2 lần/ngày. Tránh dùng quá nhiều khiến trẻ bị mòn răng.
Hy vọng với những thông tin trên đây của DankeFood đã giúp mẹ hiểu hơn về vấn đề trẻ 1 tuổi bị sâu răng. Nếu đã áp dụng mà không hiệu quả, cha mẹ nên đưa con đi viện kiểm tra và điều trị kịp thời, hạn chế được việc lây lan sang các răng khác. Chúc các bé yêu luôn có hàm răng khỏe mạnh và chắc khỏe!
>> Xem thêm:
– CẢNH BÁO: uống sữa bột có dậy thì sớm không? [Chuyên gia giải đáp]
– CẢNH BÁO: Trẻ 7 tháng ăn hay bị nôn vì sao? Giải pháp cho mẹ!