0904 227 929

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non mẹ nên biết 

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non mẹ nên biết 

Danh mục: Tin tức Ngày đăng: 05/09/2023

Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ tháp dinh dưỡng, ba mẹ sẽ biết cách chọn lựa các loại thực phẩm phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Do đó, ba mẹ cần hiểu rõ kiến thức về tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non để có thể xây dựng một thực đơn cân đối dinh dưỡng, khoa học.

1. Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non, mẫu giáo là gì? 

Tháp dinh dư

1. Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non, mẫu giáo là gì? 

gia khuyến nghị cần và không cần trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Dựa vào tháp dinh dưỡng, nhà trường/ nhà trẻ và ba mẹ có thể xây dựng thực đơn hợp lý, đảm bảo trẻ mầm non nhận được đủ các dưỡng chất. Từ đó giúp trẻ từ 1 đến 6 tuổi phát huy tối ưu được tinh thần và thể chất.

Thêm vào đó, phụ huynh/ nhà trường có thể dễ dàng lựa chọn những thực phẩm phù hợp với sự phát triển và nhu cầu của trẻ dựa trên tháp dinh dưỡng cân đối. Điều này giúp trẻ có thể thưởng thức bữa ăn ngon hơn và hình thành thói quen ăn uống đa dạng.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non giúp cân bằng dinh dưỡng

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non giúp cân bằng dinh dưỡng

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non cũng gợi ý những loại thực phẩm nên hạn chế để đảm bảo rằng lượng thức ăn được tiêu thụ là cân đối và tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo. Tháp dinh dưỡng thay đổi theo từng độ tuổi, do đó, để xây dựng thói quen ăn uống khoa học cho trẻ từ 3 – 5 tuổi, phụ huynh cần dựa vào hướng dẫn của tháp dinh dưỡng.

2. Ý nghĩa tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi 

Nhu cầu dinh dưỡng ở từng độ tuổi sẽ có sự khác biệt. Ở độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi, dinh dưỡng cho trẻ mầm non có thể chia ra 2 giai đoạn khác nhau như sau:

Giai đoạn từ 1- 3 tuổi

Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi 

2. Ý nghĩa tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi loads/2023/09/y-nghia-thap-dinh-duong-tre-mam-non.jpg" alt="Ý nghĩa tháp dinh dưỡng qua từng giai đoạn " width="810" height="500" srcset="https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/09/y-nghia-thap-dinh-duong-tre-mam-non.jpg 810w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/09/y-nghia-thap-dinh-duong-tre-mam-non-300x185.jpg 300w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/09/y-nghia-thap-dinh-duong-tre-mam-non-768x474.jpg 768w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/09/y-nghia-thap-dinh-duong-tre-mam-non-180x111.jpg 180w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/09/y-nghia-thap-dinh-duong-tre-mam-non-600x370.jpg 600w" sizes="(max-width: 810px) 100vw, 810px" />

Ý nghĩa tháp dinh dưỡng qua từng giai đoạn

2.1 Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 – 3 tuổi

Trong giai đoạn này, bé thường rất năng động và tham gia nhiều hoạt động. Mẹ sẽ thấy bé di chuyển, nhảy nhót và chơi đùa nhiều, do đó cần cung cấp đủ năng lượng cho bé, khoảng 110 Kcal/kg cân nặng. Ví dụ, với bé có cân nặng từ 9 – 13kg, cần cung cấp khoảng 900 – 1300 Kcal. 

Có 3 nhóm thực phẩm quan trọng cung cấp năng lượng cho bé, với tỷ lệ như sau: 65% từ đường và tinh bột, 20% chất béo, và 15% chất đạm.

Về tinh bột: Đây là nguồn năng lượng chính

2.1 Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 – 3 tuổi

ơn của bé.

Về rau củ và trái cây: Mẹ nên lựa chọn các loại rau củ đa dạng về màu sắc để kích thích sự quan tâm và hứng thú từ bé. Nên ưu tiên rau xanh như cải bắp, cà rốt, su hào, bí ngô… và các loại quả như táo,bơ, chuối, lê, việt quất, đu đủ, kiwi, quýt, cam, dâu tây… để cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng cho bé.

Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé ăn những miếng dâu tây nhỏ hoặc làm sinh tố dâu tây để tạo sự ngon miệng.

Về thịt và đậu: Đây là nguồn cung cấp chất đạm quan trọng cho sự phát triển của bé, đặc biệt đối với tế bào não trong giai đoạn đầu đời. Khuyến khích chế độ ăn uống của bé bao gồm đạm động vật từ thịt, cá, trứng, tôm, cua,…(không nên chỉ ăn mỗi nước hầm)  và cũng kết hợp với đạm thực vật từ đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng…) để chế biến đa dạng cá món. 

Về dầu mỡ: Mẹ nên thêm 1 – 2 thìa cà phê dầu vào mỗi bát cháo/bột, hoặc trong các món xào, rán, kho. Dầu chứa chất béo cung cấp năng lượng và hỗ trợ hấp thu vitamin A, D, E, K từ các chất béo, đồng thời tạo hương vị hấp dẫn cho bé.

Về gia vị: Mẹ có thể thêm một chút đường và muối vào bữa ăn của bé để tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, cần điều chỉnh lượng gia vị để đảm bảo sức khỏe của bé.

>>> Xem thêm: [Tổng hợp] Sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi được mẹ tin dùng

2.2 Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 – 6 tuổi

Ở giai đoạn từ 3- 6 tuổi khi trẻ gần bước vào lớp 1, mẹ sẽ thấy con đã phát triển “lớn hơn“. Bé bắt đầu có cái nhìn rộng hơn về thế giới, thích khám phá những điều mới lạ và thường đặt hàng loạt câu hỏi tại sao cho người lớn. Đồng thời, bé cũng đang hình thành thói quen ăn uống của mình. Nếu chăm sóc dinh dưỡng không đúng cách, bé có thể gặp vấn đề như biếng ăn, suy dinh dưỡng, hoặc ngược lại, có thể gặp tình trạng thừa cân, béo phì.

Dựa theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non, mẹ sẽ thấy 7 tầng thực phẩm với mức độ ưu tiên sử dụng từ trên xuống. Chi tiết như sau:

Nước: Trẻ từ 3 – 5 tuổi cần uống khoảng 6 cốc nước mỗi ngày, tương đương 1,3 lít nước/ngày. Mẹ nên khuyến khích bé uống nước thường xuyên và sử dụng ly thủy tinh thay vì nhựa hoặc giấy để đảm bảo sức khỏe.

Ngũ cốc: Trẻ cần tiêu thụ từ 5 – 6 đơn vị ngũ cốc mỗi ngày, tương đương 55 gram cơm hoặc 27 gram bánh mì mỗi đơn vị. Đây là nguồn tinh bột cung cấp năng lượng cho hoạt động vận động của bé.

R

2.2 Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 – 6 tuổi

này rất quan trọng cho trẻ từ 3 – 6 tuổi. Bé cần tiêu thụ 2 đơn vị rau và 2 đơn vị quả mỗi ngày. Bao gồm rau xanh đậm như súp lơ, rau ngót, và các loại quả như cà rốt, bí ngô, cam, bưởi… để cung cấp vitamin và phòng ngừa bệnh tật.

Chất đạm: Mỗi ngày, trẻ cần tiêu thụ 3,5 đơn vị đạm từ thịt, cá, trứng,.. Tương đương khoảng 35 gram cá, thịt lợn; khoảng 40-50 gram trứng, thịt gà,..

Sữa và chế phẩm từ sữa: Trẻ cần cung cấp 4 đơn vị sữa mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển và cung cấp các dưỡng chất cần thiết. Mỗi đơn vị sữa gần bằng 100ml sữa tươi, sữa bột pha, 100 gram sữa chưa hay 15 gram phô mai. 

Dầu mỡ: Trẻ mầm non cần cung cấp 5 đơn vị chất béo mỗi ngày, có thể từ dầu ăn, mỡ hoặc bơ, để cung cấp năng lượng và hỗ trợ hấp thu dưỡng chất. 1 đơn vị chất béo sẽ tương đương khoảng 5 gram dầu ăn/mỡ, 6 gram bơ. Lưu ý là cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và loại dầu dành riêng cho trẻ.

Đường, muối: Theo tháp dinh dưỡng, bé chỉ cần ít hơn 3 đơn vị đường (<15 gram đường) và ít hơn 3 gram muối mỗi ngày. Hạt nêm có thể được sử dụng nhưng cần cân nhắc để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Tóm lại, việc sử dụng tháp dinh dưỡng giúp mẹ xây dựng thực đơn cân đối cho trẻ từ 3 – 5 tuổi, đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết và phát triển toàn diện.

>>> Xem thêm: Trẻ ăn mãi không lớn, mẹ phải làm sao? 

3. Thực đơn cho trẻ dựa trên tháp dinh dưỡng mầm non

3.1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn

Ba mẹ nên xây dựng thực đơn cho bé dựa trên nguyên tắc tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non như sau: 

Cung cấp đủ năng lượng

Ba mẹ cần đảm bảo cung cấp cho trẻ một loạt các nhóm thực phẩm cơ bản như tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, khoáng chất và vitamin. Mục tiêu là đảm bảo rằng trẻ có đủ năng lượng cho hoạt động thể chất và sự phát triển toàn diện. Trẻ mẫu giáo cần được cung cấp khoảng 1.230 – 1.320 kcal năng lượng mỗi ngày.

Đa dạng thực phẩm

Trong mỗi nhóm thức ăn, nên cung cấp cho trẻ nhiều loại thực phẩm khác nhau để thay đổi khẩu vị. Điều này giúp trẻ thấy thú vị hơn trong việc ăn uống và đảm bảo rằng bé nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng tháp dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ sẽ khác so với người lớn. Do đó, một số thực phẩm có thể tốt cho người lớn nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp cho trẻ. Hơn nữa, việc thay đổi giữa các nhóm thức ăn cũng không nên được khuyến khích.

Tùy theo mùa hoặc sở thích của trẻ

Để kích thích hứng thú ăn uống, đặc biệt với các trẻ kén ăn, cha mẹ nên thiết lập thực đơn dựa trên sở thích của trẻ hoặc thậm chí theo màu sắc. Hơn nữa, nên ưu tiên các loại rau quả và trái cây theo mùa để đảm bảo sự đa dạng và tươi ngon.

Lựa chọn thực phẩm an toàn

Ngoài việc đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đúng nguyên tắc tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non, phải chú ý đến an toàn thực phẩm. Cần kiểm tra thực phẩm để đảm bảo không có thực phẩm bị hỏng, nhiễm khuẩn hoặc chứa hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Quan tâm đến thành phần dị ứng với trẻ

Một số trẻ mầm non có thể có phản ứng dị ứng với các loại thực phẩm như sữa

3. Thực đơn ch

3.1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn

phải theo dõi kỹ phản ứng của trẻ để đảm bảo an toàn và tránh sử dụng những thực phẩm gây dị ứng trong tương lai.

>>> Xem thêm: Chuyên gia chia sẻ 6 bài học quan trọng nên dạy trẻ từ sớm

3.2 Gợi ý thực đơn 1 ngày dành cho trẻ mẫu giáo

Bữa sáng  Bánh phở: 60g

Thịt bò: 40g

Dầu (mỡ): 5g (tương đương 1 thìa cà phê)

Hỗn hợp rau ngò + hành tây + hành tím: 40g

Bữa phụ  Bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính với 200ml sữa năng lượng chuẩn.
Bữa trưa  Cơm: 2 chén lưng, 1 quả trứng

Dầu (mỡ): 5g

Phần rau: 100g rau ngót

Trái cây tươi: 80g ổi

Bữa chiều Cháo gà với khoai tây và cà rốt, gồm:

Gạo tẻ: 30g

Khoai tây: 5g

Cà rốt: 5g

Thịt gà: 25g

Dầu (mỡ): 5g

Phần trái cây: 80g dưa hấu

Bữa tối Cơm: 1 chén lưng

Cá diêu hồng: 40g

Dầu (mỡ): 5g

Phần rau: 100g rau cải xanh

Bữa phụ Bổ sung dinh dưỡng với 200ml sữa năng lượng chuẩn.

Đến đây chắc hẳn ba mẹ đã nắm được tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non có những loại thực phẩm nào và liều lượng như thế nào. Hy vọng với những thông tin trên của Dankefood, ba mẹ có thể xây dựng một thực đơn cân đối dinh dưỡng. Nhớ thường xuyên cho bé luyện tập thể dục, giữ gìn vệ sinh để

3.2 Gợi ý thực đơn 1 ngày dành cho trẻ mẫu giáo