Trong những năm đầu đời, bé cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết để có thể phát triển cả thể chất lẫn trí não. Bé sẽ chuyển từ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sang bổ sung ăn dặm rồi đến các thực phẩm khác. Do đó việc áp dụng tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm tại thời điểm này là vô cùng cần thiết, giúp ba mẹ bổ sung thực phẩm cho con!
1. Bé có thể ăn dặm khi nào?
Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn Mục lục1. Bé có thể ăn dặm khi nào?
sàng làm quen với ăn dặm thì mẹ có thể cho bé ăn từ tháng 5. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên chỉ cho bé ăn thức ăn lỏng. Duy trì việc cho bé bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm:
+ Cân nặng bé đã tăng gấp đôi so với lúc mới sinh.
+ Bé có khả năng kiểm soát đầu và cổ tốt.
+ Bé đã có thể ngồi vững mình với sự hỗ trợ từ cha mẹ.
+ Bé thể hiện sự quan tâm, chú ý đến thức ăn khi thấy người khác đang ăn.
Tùy theo những tình huống cụ thể, ba mẹ có thể quyết định thời điểm thích hợp để bắt đầu ăn dặm cho bé. Tuy nhiên cần lưu ý đến sự phát triển và nhu cầu dinh dưỡng của bé.
2. Tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm
Tháp dinh dưỡng cho việc ăn dặm của trẻ bao gồm nhiều nhóm thực phẩm đa dạng, được thiết kế theo mô hình kim tự tháp. Trong đó phần ở đáy tháp tương ứng với nhóm thực phẩm cần cung cấp nhiều nhất cho bé và theo thứ tự từ trên xuống sẽ giảm dần theo độ quan trọng và cần ăn ít hơn. Mô hình này giúp cha mẹ dễ dàng tham khảo để chăm sóc dinh dưỡng cho bé một cách tốt nhất.
2. Tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặmng tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi bao gồm:
2.1 Nhóm tinh bột
Mẹ nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa tinh bột và đường chế biến vào khẩu phần ăn dặm hàng ngày cho bé. Nhóm này cung cấp năng lượng cho bé hoạt động, vui chơi và sinh hoạt. Khi các thực phẩm này vào cơ thể, chúng chủ yếu biến đổi thành glucose để cung cấp năng lượng cho hệ thần kinh trung ương và hồng cầu. Số lượng tinh bột cần cho bé khoảng từ 60 -120g mỗi ngày.
2.2 Nhóm giàu vitamin và chất xơ
Trong tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, vitamin A có trong cà rốt, bông cải xanh, đậu nành,… giúp bảo vệ mắt, làn da và cải thiện sức khỏe. Vitamin C tăng sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh. Vitamin B thúc đẩy hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh phát triển. Bên cạnh đó, sắt, kẽm và canxi giúp bé phát triển cơ xương, hệ thống miễn dịch và tăng trưởng. Cần cung cấp khoảng 300g rau củ quả mỗi ngày cho bé.
2.3 Nhóm sữa và sản phẩm từ sữa
Bé cần bổ sung khoảng 150ml – 250ml sữa mỗi ngày. Với trẻ khi đang tập ăn dặm, hệ tiêu hóa vẫn chưa thực sự phát triển hoàn toàn. Do đó mẹ chỉ nên cho bé bú sữa hoặc bổ sung sữa công thức từ bên ngoài.
2.4 Nhóm chất béo
Chất béo cung cấp năng lượng cần thiết và giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Vì vậy, cung cấp một chút chất béo từ các nguồn thực phẩm như dầu thực vật (dầu mè, dầu oliu, dầu đậu nành…) khoảng 10ml mỗi ngày.
2.5 Nhóm muối và đường
Trẻ dưới 1 tuổi khi ăn dặm không cần thêm gia vị vào thức ăn, vì cơ thể bé đã có đủ lượng muối và đường thông qua các nguồn thực phẩm khác nhau như gạo, sữa, ngũ cốc. Việc thêm gia vị có thể gây dư muối, gây tác động không tốt đến cơ thể bé.
2.6 Nhóm chất đạm
Thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng và các loại hạt giàu đạm đóng vai trò trong việc phát triển cơ bắp, hệ miễn dịch và hệ thần kinh, hỗ trợ sự thông minh của bé.
Với mỗi giai đoạn phát triển, mẹ nên cân nhắc cung cấp lượng đạm phù hợp cho bé, chú ý đến việc thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày để kích thích vị giác của bé và đảm bảo bé ăn ngon miệng và đa dạng.
3. Một số lưu ý khi tuân thủ tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có hệ tiêu hóa khác biệt so với người lớn. Trong quá trình chuẩn bị thức ăn cho trẻ, việc tuân thủ các nguyên tắc là vô cùng quan trọng để bảo2.5 Nhóm muối và đường
lưu ý cần nhớ khi chế biến thực phẩm theo tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm.
Tránh nêm gia vị vào thức ăn cho bé
Cơ thể của bé đã được nhận đủ hàm lượng muối cần thiết từ sữa. Do đó, nếu mẹ thêm gia vị vào thức ăn của bé sẽ làm tăng lượng muối cần thiết, gây ảnh hưởng đến thận và sự phát triển của bé. Việc này khiến bé yêu của bạn chậm phát triển và biếng ăn hơn. Sự dư thừa muối trong thời gian dài có thể gây suy thận ở bé.
Chỉ sử dụng nước hầm xương
Theo quan niệm của ông bà xưa, nước hầm xương chứa nhiều dưỡng chất nhất. Dùng để nấu bột, nấu cháo cho bé sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, bổ sung đầy đủ dưỡng chất hơn.
Nhưng thực tế không phải vậy!
Thực tế, nước hầm xương chứa nhiều chất béo và một phần nhỏ dưỡng chất cho trong xương và thịt. Việc thường xuyên sử dụng nước hầm sẽ khiến trẻ dễ bị đầy đủ, béo phì. Ba mẹ chỉ nên sử dụng nước hầm xương khoảng 1-2 lần/tuần; kết hợp cả nước xương và xác thịt để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhất.
Hầm rau, củ, quả quá lâu
Trong tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, rau củ quả là nguồn quan trọng của vitamin, chất xơ và khoáng chất cho bé. Tuy nhiên, quá trình hầm quá lâu có thể làm mất đi một số chất dinh dưỡng quan trọng. Nên hạn chế thời gian hầm rau củ và nấu chúng riêng rẽ, sau đó nghiền nhuyễn trước khi trộn vào thức ăn cho bé.
Tránh hâm lại thức ăn quá nhiều lần
Hâm lại thức ăn nhiều lần không chỉ làm mất chất dinh dưỡng mà còn khiến bé biếng ăn và khó tiêu hóa. Hãy nấu mới mỗi bữa ăn cho bé và đảm bảo thay đổi thực đơn thường xuyên để bé cảm thấy ngon miệng.
Không nên thêm nước lạnh vào thức ăn
Việc thêm nước lạnh vào thức ăn có thể làm mất chất dinh dưỡng cho thực phẩm. Nếu cần phải thêm nước, hãy sử dụng nước ấm để đảm bảo dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé. Hãy thiết kế thực đơn hàng ngày cho bé dựa theo tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé. Tuân thủ tháp dinh dưỡng sẽ giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Dankefood về tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm sẽ giúp ba mẹ chế biến được thật nhiều món ngon và đảm bảo được dinh dưỡng cho trẻ.
Mọi câu hỏi, thắc mắc liên quan đến bé, vui lòng để lại comment dưới mục bình luận, chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời ba mẹ sớm nhất!