Mục lục
Mẹ mới sinh em bé và bỗng một ngày chợt thấy sữa mẹ loãng và trong ? Và mẹ lo lắng sữa của mình có vấn đề? Hãy cùng DankeFood tìm hiểu vì sao sữa mẹ loãng và trong và làm sao để có nhiều sữa tốt nhất cho con mẹ nhé!
1. Sữa mẹ loãng và trong vì sao?
Thực tế, trong sữa mẹ có đến 90% là nước nên hiện tượng sữa mẹ loãng và trong hầu như mẹ nào cũng gặp phải khi nuôi con. Mẹ cũng không cần quá lo lắng và hãy tin rằng bản thân mình luôn đủ sữa và đủ dinh dưỡng nuôi con nhé.
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng bởi lượt sữa đầu thường chứa nhiều nước, lactose, protein nên nhìn sẽ trong hơn, loãng hơn. Sau cữ bú, sữa mẹ tiết ra nhiều chất dinh dưỡng hơn, giàu chất béo và vi chất, làm cho sữa trở nên đặc hơn. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, chất lượng sữa của các bà mẹ thường sẽ không có sự khác biệt quá lớn. Dù lượng sữa nhiều hay ít, đặc hay loãng thì thành phần bên trong sữa mẹ cũng không có nhiều sự khác nhau.

Sữa mẹ loãng như nước gạo
Việc sữa mẹ đặc hay loãng còn là do cơ địa của người mẹ, không phải cứ ăn nhiều là sữa sẽ đặc. Hơn nữa như đã giải thích ở trên thì sữa đầu lúc nào cũng loãng hơn sữa sau. Vậy nên bác sĩ thường khuyên mẹ cần cho con bú 15 – 20 phút để con bú được tới phần sữa đặc.
2. Sữa mẹ loãng và trong có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé?
Nhiều mẹ băn khoăn liệu sữa mẹ loãng và trong liệu có đủ chất cho con? Nhưng các mẹ không cần quá lo lắng vì việc sữa mẹ bị loãng không hề ảnh hưởng đến việc nuôi con nhé! Sữa mẹ sẽ gồm có 2 dạng là sữa đầu và sữa cuối:
2.1 Sữa đầu
Sữa đầu của mẹ là phần sữa được tiết ra trong khoảng 10 phút đầu ở giai đoạn cho con bú. Khi mẹ thấy sữa mẹ loãng và trong như nước vo gạo đó chính là sữa đầu. Song, sữa đầu vẫn đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ như: chất đạm, vitamin, nước, khoáng chất,…
Vì sao sữa mẹ loãng và trong ?
2.2 Sữa cuối
Sữa cuối là sữa được tiết ra vào giai đoạn giữa và giai đoạn cuối khi cho bé bú. Lúc này, sữa mẹ thường đặc hơn và có màu hơi vàng vì có thêm nhiều chất béo, chất đạm. Sữa cuối luôn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho con – đây chính là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, chất lượng sữa không chỉ được đánh giá qua tỷ lệ thành phần dinh dưỡng mà còn phải kể đến những thành phần hóa học không tốt cho bé. Sữa mẹ chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của con khi mẹ nhiễm bệnh hoặc ăn phải thức ăn có những độc hại.
Ngoài ra, mỗi trẻ lại có một sự hấp thụ thức ăn khác nhau, môi trường sống xung quanh mỗi bé cũng khác nhau. Vì vậy, việc phát triển của bé không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng sữa mẹ đặc hay loãng tốt mà còn do nhiều yếu tố khác.
3. Làm thế nào để sữa mẹ không bị loãng và trong?
Nếu như dạng sữa cuối của mẹ cũng bị loãng và trong thì mẹ cần xem lại để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con!
3.1 Đa dạng chất dinh dưỡng khác nhau
Rau xanh và hoa quả
Chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho mẹ là rất quan trọng và cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Các mẹ cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và cả ngũ cốc trong mỗi bữa ăn. Vì những loại thực phẩm này rất giàu dinh dưỡng thiết yếu và vitamin, chất xơ dồi dào đối với cơ thể.
Mẹ cần ăn đủ rau xanh, hoa quả và thịt cá
Thịt và cá
Thịt, cá rất giàu hàm lượng i-ốt cũng như giàu đạm, cung cấp nhiều DHA cho hai mẹ con. Mẹ nên bổ sung 1 – 2 bữa cá mỗi tuần để có đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tăng cường các loại thịt để có đủ đạm, protein cho cả mẹ và bé.
Bổ sung sữa ngoài
Mẹ nên uống thêm sữa uống cho mình để bổ sung thêm canxi và dưỡng chất cho con. Mẹ cần chú trọng tại thời điểm ngay sau sinh, tăng cường canxi cho hệ xương của con phát triển và tránh loãng xương cho mẹ sau này.
Nước
Như đã nói ở trên trong sữa mẹ có đến 90% là nước. Vậy nên để đảm bảo đủ nước cho cơ thể mẹ và đủ sữa cho con, mẹ cần uống 8 – 10 cốc, tương đương với 2 lít nước mỗi ngày.
Thiếu ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ nhé!
3.2 Lối sống khoa học, lành mạnh
Lối sống sinh hoạt sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa và chất lượng sữa mà mẹ tiết ra. Sau khi, cơ thể của mẹ thường mệt mỏi và kiệt sức. Điều cần thiết lúc này là mẹ cần có một chế độ nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ để không ảnh hưởng đến lượng sữa cũng như chất lượng sữa. Chỉ khi mẹ thực sự khỏe mạnh, nguồn sữa tiết ra mới dồi dào và giàu dưỡng chất.
Đặc biệt, để sữa mẹ đặc thơm còn chịu ảnh hưởng rất lớn đến từ tâm lý của mẹ sau khi sinh. Với tâm lý và tinh thần thoải mái, tuyến sữa của mẹ sẽ hoạt động tốt hơn.
3.3 Cho bé bú đúng cách và thường xuyên
Một nguyên nhân khác khá phổ biến khiến sữa mẹ loãng và trong lại ít sữa đó là do không cho bé bú thường xuyên và sai cách. Việc cho bé bú đúng cách, đều đặn sẽ giúp mẹ duy trì được lượng sữa cần thiết và chất lượng mỗi ngày.
Mẹ đã cho bé bú đúng tư thế chưa?
Sữa cho bé dùng cũng nên được tiết ra đều ở cả 2 bầu ngực cho cân bằng. Mẹ nên để cho bé bú hết bầu vú bên này rồi mới chuyển sang bầu vú còn lại. Luôn giữ tâm trạng thoải mái, ở trong không gian trong lành, yên tĩnh.
3.4 Không sử dụng chất kích thích
Tất cả mọi chất kích thích như bia, thuốc lá, rượu,.. đều sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến sữa, làm ức chế khả năng ra sữa. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, trong thời gian cho con bú mẹ không nên sử dụng bất kỳ một chất kích thích nào. Ngoài ra, khi rảnh mẹ hãy mát xa ngực để kích thích tuyến sữa hoạt động. Đồng thời, hạn chế ăn các loại chất gây nóng trong như: tiêu, ớt, tỏi,…, nó sẽ ảnh hưởng tới cả mẹ và con.
Sữa Micalait Kids bổ sung dưỡng chất toàn diện cho bé
Mẹ hãy nhớ sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì thế, mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho bé nhé! Nếu mẹ nào có nguồn sữa không đảm bảo cả chất và lượng thì có thể bổ sung thêm sữa Micalait Kids cho con từ tháng thứ 6 trở đi mẹ nhé.
Micalait Kids được nghiên cứu và đặc chế dựa trên nguồn sữa mẹ nên có hương vị ngọt mát tương tự sữa mẹ, trẻ rất dễ uống.
Vậy là mẹ đã biết lý do vì sao sữa mẹ loãng và trong cũng như làm sao để có nhiều sữa cho con bú. Để được các chuyên gia dinh dưỡng của DankeFood tư vấn thêm mẹ hãy để lại câu hỏi và SĐT bên dưới bình luận nhé!
>> Xem thêm: