Đạm là nguồn dưỡng chất cần thiết và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của bé. Mỗi ngày bé cần khoảng 10-15% năng lượng từ đạm trong các khẩu phần ăn. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn – chuyên gia dinh dưỡng của Bộ Y tế Anh thì nhiều ba mẹ chưa nắm rõ sự quan trọng của chất đạm. Vậy nhu cầu đạm hàng ngày cho trẻ là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu phần dưới đây!
Chất đạm có vai trò như thế nào đối với trẻ?
Mục lục
Chất đạm có vai trò như thế nào đối với trẻ?
d.com.vn/protein-co-tac-dung-gi/" target="_blank" rel="noopener">Chất đạm (protein) là nguồn dinh dưỡng cấu tạo nên các cơ quan của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ.Vai trò đối với sức khỏe của trẻ như sau:
+ Tăng cân nặng và phát triển thể chất: Chất đạm đóng góp vào việc tăng cân, giúp trẻ phát triển thể chất mạnh mẽ.
+ Hệ thống miễn dịch: Chất đạm là thành phần cấu thành kháng thể, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
+ Phát triển não bộ: Chất đạm là yếu tố quan trọng trong việc phát triển toàn diện của não bộ trẻ.
+ Tiêu hóa: Chất đạm cần thiết để hình thành các enzym hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn.
+ Tạo cấu trúc tế bào và duy trì sự sống: Chất đạm tham gia trong quá trình tái tạo và hình thành các tế bào mới, cũng như cơ quan nội tạng. Nó cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và duy trì sự sống.
Tóm lại, chất đạm có vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của sự phát triển và hoạt động của cơ thể trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm. Hiểu về nhu cầu đạm hàng ngày cho bé, ba mẹ sẽ cung cấp được lượng chất vừa phải.
Nhu cầu đạm hàng ngày cho trẻ theo từng lứa tuổi
Chất đạm là dưỡng chất quan trọng trong giai đoạn 1.000 ngày đầu đời, cung cấp năng lượng và tạo cấu trúc cho các tế bào, mô trong cơ thể. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất, kích thước cơ thể và sự phát triển của trí não.
Chất đạm cũng là thành phần cấu tạo nên kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, tham gia trong quá trình tạo ra eNhu cầu đạm hàng ngày cho trẻ theo từng lứa tuổi
uả.
Nhu cầu đạm hàng ngày của trẻ sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Cha mẹ cần điều chỉnh hàm lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo trẻ hấp thu đủ lượng cần thiết mà không bị thiếu hoặc dư thừa.
Ví dụ, theo khuyến nghị dinh dưỡng từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ mầm non 3-5 tuổi cần cung cấp khoảng 25 gram đạm mỗi ngày. Điều này tương đương với lượng đạm có trong 138,9 gram thịt bò hoặc 131,6 gram thịt lợn, 147,1 gram cá chép, 156,3 gram trứng gà, hoặc 100-119 gram đậu (đỗ).
>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời
Không phải đạm nào cũng như nhau
Hàm lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ chiếm khoảng 10-15% tổng năng lượng. Các thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, sữa, trứng, tôm, cua, đậu, tàu hũ,.. Ba mẹ cần cân đối tỷ lệ đạm động vật và đạm thực vật trong thực đơn của bé là 60:40.
Cần lưu ý rằng không phải loại đạm nào cũng có tính chất tương đồng. Đạm từ các nguồn khác nhau sẽ có hàm lượng và chất lượng riêng biệt. Ví dụ: đạm trong sữa bò khác với đạm trong sữa mẹ về cả hàm lượng và chất lượng, bao gồm tỷ lệ đạm whey, casein và các axit amin khác nhau.
Một số bậc cha mẹ thường cho con uống sữa có hàm lượng đạm cao để tăng cân nhanh. Tuy nhiên, việc hấp thu lượng đạm quá lớn trong giai đoạn nhũ nhi có thể dẫn đến nguy cơ thừa cân và béo phì. Việc tiêu thụ lượng đạm quá lớn trong giai đoạn sơ sinh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển như áp lực lên thận, thay đổi hệ vi sinh đường ruột, và tăng trưởng quá nhanh.
Sự dư thừa đạm trong các giai đoạn phát triển quan trọng có thể liên quan đến tăng nguy cơ suy giảm trí tuệ sau này, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và có thể ảnh hưởng lâu dài đến chức năng thận.
Trứng, thịt gà, thịt bò và thực phẩm từ sữa đều là các nguồn cung cấp đạm có lợi cho sức khỏe.
>>> Xem thêm: Đạm whey là gì? Công dụng của đạm whey?
Nguồn dinh dưỡng nào cung cấp đạm có lợi?
Trong 6 tháng đầu đời, việc bé được bú sữa mẹ là cực kỳ quan trọng để đảm bảo hấp thu đủ lượng chất cần thiết cho nhu cầu của trẻ. Cũng như nhận được những kháng thể từ mẹ.
Từ 6-24 tháng, kích thích dạ dày của bé vẫn còn nhỏ, chưa thể tiêu hóa được các thức ăn như thịt, cá, trứng,..để đáp ứng nhu cầu đạm hàng ngày. Sữa chính là nguồn cung cấp chất đạm chính cho bé, giúp bé phát triển mạnh mẽ.
Duy trì việc cho bé bú sữa mẹ đến 18-24 tháng là lựa chọn tốt. Nếu không thể tiếp tục bú mẹ, có thể lựa chọn các loại sữa có hàm lượng đạm phù hợp với độ tuổi của bé, giúp hấp thu dễ dàng và ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì.
Khi bé tiến vào giai đoạn 24-36 tháng, sẽ có khả năng ăn các thực phẩm đa dạng và lượng thức ăn mỗi bữa cũng tăng lên. Mẹ cần cân nhắc tỷ lệ chất đạm trong mỗi bữa ăn hàng ngày theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị.
Cùng với đó, sản phẩm dinh dưỡng có chứa đạm như Monilait (loại đạm tác động tích cực đến sự phát triển khỏe mạnh từ tiêu hóa đến miễn dịch của bé) có thể hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa và miễn dịch cho bé. Bên cạnh đó, cung cấp thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn cũng rất quan trọng.
>>> Xem thêm: TOP 10+ thực phẩm giàu chất đạm cho bà bầu mà mẹ nên biết
Trên đây là những thông tin mà Dankefood muốn chia sẻ đến ba mẹ. Hy vọng thông tin về nhu cầu đạm hàng ngày cho trẻ theo từng độ tuổi sẽ giúp ba mẹ cân bằng được lượng đạm trong khẩu phần ăn của trẻ.