0904 227 929

Món nợ miễn dịch

Món nợ miễn dịch – Những điều mẹ cần biết!

Danh mục: Tin tức Ngày đăng: 28/03/2023

Món nợ miễn dịch là khái niệm khá mới đối với nhiều bậc phụ huynh. Món nợ miễn dịch có thể dẫn đến những hậu quả về sức khoẻ và tăng trưởng, hãy cùng Dankefood tìm hiểu nhé!

Món nợ miễn dịch là gì?

Mục lục

Món nợ miễn dịch là gì?

Nguyễn – Vương Quốc Anh: “Miễn dịch khỏe mạnh của con người không phải tự nhiên sinh ra mà có mà đó là kết quả thông qua những trải nghiệm với các yếu tố từ môi trường xung quanh. Trẻ sơ sinh nhận các yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ. Tiếp đó, hệ miễn dịch của trẻ phát triển dần thông qua chế độ dinh dưỡng, tiêm chủng, tiếp xúc với môi trường (bao gồm cả virus, vi khuẩn) thông qua chơi đùa ngoài trời, nơi hệ miễn dịch được “huấn luyện” để trở nên mạnh mẽ hơn.”

Trên thực tế, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non nớt, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị bệnh. Phải đến 3 tuổi hệ miễn dịch mới bắt đầu hoàn thiện. Tuy nhiên, do thời gian dài bị giãn cách xã hội, trẻ thường xuyên phải ở nhà, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh. Trẻ chỉ hoạt động thụ động như xem tivi, điện thoại, ipad… Trẻ ít vận động, ăn uống thiếu lành mạnh, cũng như mất cơ hội tiếp xúc với virus, vi khuẩn để sản sinh các kháng thể khiến hệ miễn dịch của trẻ tạm thời “được nghỉ dưỡng”, ít có cơ hội được được rèn luyện và yếu đi. Hiện tượng này được gọi là món nợ miễn dịch.

Khi quay lại cuộc sống bình thường sau thời gian dài giãn cách, trẻ đi học lại, được vui chơi ngoài trời, trẻ đứng trước nguy cơ cao bị tấn công bởi các mầm bệnh, khiến các bệnh lý thông thường trước đây: cúm A, cúm B, Adeno, RVS… lại là nguyên nhân khiến trẻ bệnh nặng hơn và tỉ lệ nhập viện cao hơn. Không những vậy, khi trẻ thường xuyên bị bệnh thì dễ rơi vào vòng tròn luẩn quẩn thiếu dinh dưỡng và bệnh.

Lời khuyên để cha mẹ giúp trẻ trả nợ miễn dịch trong thời điểm này

Giúp trẻ vui chơi, khám phá và có lối sống năng động

Cho trẻ vui chơi nhiều hơn, hạn chế thời gian sử dụng điện thoại, Ipad, TV của trẻ. Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời hướng đến sự năng động như: đi bộ, đi dạo công viên, đá bóng, bắt bóng, đạp xe đạp, nhảy dây,… hoặc tham gia một số hoạt động trong nhà như: trò chơi đóng vai, nấu ăn cùng mẹ,…

Lời khuyên để cha mẹ giúp trẻ trả nợ miễn dịch trong thời điểm này alt="" width="800" height="500" srcset="https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/03/tre-vui-choi.jpg 800w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/03/tre-vui-choi-300x188.jpg 300w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/03/tre-vui-choi-768x480.jpg 768w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/03/tre-vui-choi-180x113.jpg 180w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/03/tre-vui-choi-600x375.jpg 600w" sizes="(max-width: 800px) 100vw, 800px" />

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Khi trẻ ngủ sâu, các chức năng của hệ thống miễn dịch lại tăng tốc. Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ phát hiện ra rằng mức độ sâu nhất của giấc ngủ tương ứng với sự gia tăng sản xuất các tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng.

Vì vậy, để con ngủ ngon, ngủ sâu giấc, trước khi đi ngủ, cha mẹ có thể thực hiện hoạt động hugging time với bé, diễn ra trên giường và không có màn hình điện thoại. Các hoạt động hugging time bao gồm: đọc sách, kể chuyện cổ tích, ca hát… Khi kết thúc hoạt động hugging time kết thúc, cha mẹ ôm hôn và chúc trẻ ngủ ngon.

Dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ

Dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng, bảo vệ trẻ trước sự tấn công của vi rút, vi khuẩn. Dưới đây là một số vi chất mà Dankefood gợi ý mẹ bổ sung cho trẻ trong thời điểm này:

Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, có nhiều trong các loại thực phẩm như: gan, trứng, sữa, các loại rau củ quả trái cây có màu xanh hoặc vàng: rau diếp, cà rốt, cà chua, bí đỏ, khoai lang,…

Vitamin C có tác dụng chống oxy hoá có thể làm giảm viêm và cải thiện chức năng miễn dịch, có nhiều trong trái cây và rau quả, đặc biệt là họ cam, ớt chuông…  

Kẽm giúp hỗ trợ và duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch. Kẽm kích thích sự phát triển và biệt hoá các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T, tạo nên một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp cho trẻ có sức chống đỡ bệnh tật tốt. Trong khi đó thiếu sắt làm hạn chế nhiều cơ chế đề kháng tự nhiên, gây giới hạn hoạt động của các protein miễn dịch chống vi khuẩn của cơ thể. Việc thiếu kẽm sắt thường liên quan đến trẻ dễ bị bệnh và dễ tái nhiễm hơn. Vì vậy, mẹ có thể bổ sung kẽm, sắt cho con thông qua các thực phẩm: thịt, động vật có vỏ, cây họ đậu, các loại hạt, sô cô la đen,…

Trên thực tế, tỷ lệ trẻ em thiếu sắt, kẽm ở Việt Nam đang ở mức cao. Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc Gia năm 2019 – 2020 có đến 60% trẻ thiếu kẽm, và cứ 3 trẻ có một trẻ thiếu sắt. Đặc biệt 2 vi chất này thường thiếu cùng nhau do sắt và kẽm thường có mặt trong cùng nguồn thực phẩm.

Nếu trẻ thường xuyên bị bệnh, biếng ăn, chán ăn không thể bổ sung kẽm hay các vi chất giúp tăng cường miễn dịch từ thực phẩm thì cha mẹ nên bổ sung cho trẻ dưới dạng thực phẩm bổ sung dạng lỏng hoặc sữa công thức. Cha mẹ có thể tham khảo một số loại dưới đây:

Kẽm hữu cơ ZinC Gluconate Danke tiện lợi, nhỏ gọn, dạng giọt, với hương hoa quả dễ uống và thành phần kẽm hữu cơ Gluconat giúp kẽm được hấp thu tốt, đem lại hiệu quả cao.

Kẽm ZinC Gluconate Danke

Sữa dê Vingoat: Công thức dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất có lợi đối với hệ miễn dịch như: vitamin A, C, D, E, B6, B12, axit folic, kẽm, sắt, selen, hệ Synbiotics gồm chất xơ hoà tan (FOS/Inulin), lợi khuẩn Probiotics cùng huyết thanh miễn dịch Globulin (IgG), 2’- FL HMO giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh.

Sữa dê Vingoat

Hy vọng với những chia sẻ của Dankefood, ba mẹ có thể hiểu hơn về món nợ miễn dịch và giải pháp giúp trẻ trả nợ miễn dịch.