0904 227 929

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Mẹ phải làm sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em? Mẹ phải làm gì?

Danh mục: Tin tức Ngày đăng: 11/10/2023

2.2 Giai đoạn sốt 

ý được nhiều phương tiện truyền thông đưa tin trong thời gian gần đây. Có thể nói đây như một “cơn dịch” nhỏ mà năm nào nó cũng ghé tới. Vì chưa có thuốc đặc trị và vacxin dự phòng nên tỷ lệ tử vong của bệnh khá cao. Vậy dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị sốt xuất huyết? Mẹ nên làm gì khi phát hiện bé nhà mình đã nhiễm bệnh? Giải đáp cùng Dankefood ngay nhé! 

1. Tìm hiểu Sốt xuất huyết ở trẻ là gì?

Sốt xuất huyết ở trẻ hay người lớn là bệnh truyền nhiễm d

1. Tìm hiểu Sốt xuất huyết ở trẻ là gì?

muỗi vằn – muỗi Aedes. Khi người bị muỗi đốt, virus sẽ truyền sang cơ thể và xâm nhập vào máu. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã bị sốt xuất huyết trước đó thì virus Dengue sẽ truyền sang muỗi.

Quá trình nhiễm sốt xuất huyết ở trẻ

Quá trình nhiễm sốt xuất huyết ở trẻ

Bệnh thường gặp ở những khu vực có thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, Việt Nam là một trong những khu vực này. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến cuối tháng 9/2023, Việt Nam đã ghi nhận hơn 81.000 ca sốt xuất huyết, trong đó đã có nhiều ca tử vong ở trẻ. Chính vì thế, tìm hiểu bệnh sẽ giúp ba mẹ bảo vệ trẻ và gia đình.

2. Dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết mẹ cần biết

Trẻ bị sốt xuất huyết sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Những dấu hiệu sau sẽ cho mẹ biết bé đang ở giai đoạn nào của bệnh.

2.1 Giai đoạn ủ bệnh

Sốt xuất huyết ở trẻ sẽ có thời gian ủ bệnh từ 4-7 ngày, thậm chí có thể lên đến 14 ngày. Chính vì thế, ở giai đoạn này trẻ thường không có biểu hiện gì hoặc các triệu chứng không rõ ràng dẫn đến khó xá

2. Dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết mẹ cần biết

au thời gian ủ, bệnh sẽ bùng phát trên cơ thể trẻ (khoảng từ 2-7 ngày). Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ thường gặp l

2.1 Giai đoạn ủ bệnh

cao 39 độ, sổ mũi, đau rát họng, tiêu chảy, xuất huyết dưới da,… Các biểu hiện ban đầu của sốt xuất huyết khá giống cảm cúm thông thường nên nhiều ba mẹ chủ quan, chỉ cho bé uống thuốc giảm sốt. Điều này có thể làm bệnh của bé nặng hơn.

Bé bị sốt là dấu hiệu đầu của bệnh sốt xuất huyết

Bé bị sốt là dấu hiệu đầu của bệnh sốt xuất huyết

2.3 Giai đoạn nguy hiểm

Khi trẻ hết sốt hoặc sốt nhẹ mà không điều trị, bệnh sẽ không tự khỏi mà còn diễn biến nặng hơn. Đánh dấu giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết.

Lúc này, hệ miễn dịch của bé bị suy giảm nghiêm trọng do sự tấn công của virus. Lượng bạch cầu và hồng cầu giảm sút nhanh chóng trong máu, có thể giảm dưới ngưỡng trung bình. Các triệu chứng thường gặp là phát ban, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu, huyết áp giảm, phù nề mi mắt, khó thở, mất nước nghiêm trong,…

2.3 Giai đoạn nguy hiểmdan-den-soi.jpg" alt="Sốt xuất huyết có thể khiến bé bị sởi, phát ban " width="810" height="500" srcset="https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/10/sot-xuat-huyet-co-the-dan-den-soi.jpg 810w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/10/sot-xuat-huyet-co-the-dan-den-soi-300x185.jpg 300w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/10/sot-xuat-huyet-co-the-dan-den-soi-768x474.jpg 768w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/10/sot-xuat-huyet-co-the-dan-den-soi-180x111.jpg 180w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/10/sot-xuat-huyet-co-the-dan-den-soi-600x370.jpg 600w" sizes="(max-width: 810px) 100vw, 810px" />

Sốt xuất huyết có thể khiến bé bị sởi, phát ban

Ba mẹ cần theo dõi sát sao và đưa bé đi bệnh viện khi thấy những dấu hiệu trên. Chữa trị kịp thời sẽ giúp bé tránh được những biến chứng nguy hiểm và bảo vệ tính mạng của bé. Một số biến chứng nghiêm trọng như: xuất huyết ở dạ dày hoặc não, viêm gan, viêm màng cơ tim, viêm não, suy tim và tổn thương các cơ quan nội tạng.

2.4 Giai đoạn hồi phục

Nếu bé được điều trị kịp thời, trẻ sẽ bắt đầu hồi phục sau 1-2 ngày. Trong giai đoạn này, trẻ nhìn khỏe hơn, sắc mặt hồng hào hơn và thèm ăn hơn. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ thường diễn ra nhanh và trẻ có thể hồi phục trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày từ khi bị sốt và được điều trị. Chính vì vậy, ba mẹ cần nắm rõ được các dấu hiệu và phát hiện kịp thời.

3. Điều trị cho trẻ bị sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết cho trẻ chủ yếu tập trung vào giảm sốt, bù nước, truyền dịch,…

Đặc biệt đối với trẻ dưới 1 tuổi, khi bị sốt xuất huyết rất dễ diễn biến nặng và nguy kịch do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, ba mẹ tuyệt đối không trị bệnh cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, mà cần phải đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Tùy vào các triệu chứng mà trẻ gặp phải khi mắc sốt xuất huyết, các bác sĩ sẽ có những cách điều trị riêng. Một số trường hợp nhẹ, bé có thể đ

2.4 Giai đoạn hồi phục

i bác sĩ. Tuy nhiên, đa số trường hợp sốt xuất huyết ở trẻ cần nhận viện, điều trị kịp thời.

Nhiều ca sốt xuất huyết nặng phải điều trị ở bệnh viện 3. Điều trị cho trẻ bị sốt xuất huyếta-sot-xuat-huyet-nang-phai-dieu-tri-o-benh-vien.jpg 810w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/10/nhieu-ca-sot-xuat-huyet-nang-phai-dieu-tri-o-benh-vien-300x185.jpg 300w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/10/nhieu-ca-sot-xuat-huyet-nang-phai-dieu-tri-o-benh-vien-768x474.jpg 768w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/10/nhieu-ca-sot-xuat-huyet-nang-phai-dieu-tri-o-benh-vien-180x111.jpg 180w, https://dankefood.com.vn/wp-content/uploads/2023/10/nhieu-ca-sot-xuat-huyet-nang-phai-dieu-tri-o-benh-vien-600x370.jpg 600w" sizes="(max-width: 810px) 100vw, 810px" />

Nhiều ca sốt xuất huyết nặng phải điều trị ở bệnh viện

➡  Phụ huynh có thể áp dụng một số cách điều trị sau đây đối với các trường hợp ngoại trú:

+ Uống thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol đơn chất.

+ Nếu sốt không giảm, ba mẹ nên kết hợp uống paracetamol và cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, lau người bằng nước ấm.

+ Bù nước cho trẻ và chất điện giải để đường uống như nước sôi để nguội, nước trái cây, nước cháo loãng.

+ Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ và tình trạng tổng thể.

+ Liên hệ ngay với bác sĩ nếu trẻ thể hiện các triệu chứng bất thường hoặc nếu sốt cao không giảm.

Ba mẹ lưu ý rằng: Sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào cũng cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.

4. Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ dưới đây sẽ giúp ba mẹ chăm trẻ bị sốt xuất huyết tốt hơn.

➡  Hạ sốt đúng cách: Nếu trẻ sốt trên 38.5, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol (chỉ định 10-15mg/kg). Cho trẻ uống tiếp sau 4-6 giờ nếu trẻ vẫn sốt. Bên cạnh dùng thuốc, ba mẹ cần kết hợp chườm ấm ở những vị trí như: trán, bẹn, nách. Điều này vừa có tác dụng làm mát, vừa thoáng khí, giảm tình trạng sốt cao gây co giật.

➡  Dinh dưỡng hợp lý: Sốt xuất huyết ở trẻ thường dẫn đến chán ăn. Do đó, ba mẹ nên làm những món ăn mềm, lỏng, dễ ăn, dễ tiêu hóa, kết hợp cùng các món con thích nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết.
➡  Bổ sung nước: Trẻ bị sốt cao dễ dẫn đến mất nước. Do đó, việc bổ sung kịp thời chất điện giải, nước lọc,.. là việc rất quan trọng.

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà 4. Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà0" class="wp-caption-text">Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Lưu ý: Trong quá trình điều trị tại nhà, ba mẹ không tự ý dùng thuốc Aspirin/ Ibuprofen cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ; không cạo gió; không tự truyền dịch cho trẻ; không cho trẻ ăn thực phẩm có màu đen/đỏ để phân biệt bệnh với triệu chứng xuất huyết tiêu hóa.

5. Cách phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ đơn giản

Trên báo đài rất hay đưa tin cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng, bọ và tránh muỗi đốt.

→ Đậy kín các chum, chậu, dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng được. Thay nước bình hoa thường xuyên.

→ Thả cá vào chum chậu để loại bỏ lăng quăng.

→ Thường xuyên lau chùi dụng cụ nhà ở, chứa nước hàng tuần. Thiêu hủy các vật dụng phế thải quanh nhà để loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi.

→ Phòng muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, thả màn khi ngủ.

→ Dùng xịt muỗi, vợt điện muỗi, kem chống muỗi.

Sốt xuất huyết ở trẻ là bệnh nguy hiểm, dễ diễn biến nặng mà biểu hiện bệnh lại giống một số bệnh thông thường khác nên dễ bị nhầm lẫn bệnh, dẫn đến chậm trễ trong điều trị. Trong bối cảnh nước ta đang trong thời điểm “bùng phát” của bệnh dịch, người dân càng phải nâng cao ý thức phòng bệnh và những căn bệnh truyền nhiễm thường gặp. Bài viết trên Dankefood đã cũng cấp những thông tin cần thiết về bệnh lý này, hy vọng sẽ hữu ích cho ba mẹ trong quá trình chăm trẻ.

>>> Xem thêm: TIPs phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa hiệu quả

5. Cách phòng ngừa sốt xuất huyết ở trẻ đơn giản