Cúm mùa là bệnh dễ gặp ở tất cả lứa tuổi, nhất là đối với trẻ có sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh. Những biến chứng của bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức của bé. Việc tiêm phòng cúm cho trẻ sơ sinh hàng năm sẽ giúp bổ sung thêm sức đề kháng cho trẻ và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cùng Dankefood tìm hiểu sâu hơn qua bài viết sau!
1. Tiêm phòng cúm cho trẻ có lợi ích gì?
Bệnh cúm thường xảy ra theo mùa, do các chủng v
Mục lục
1. Tiêm phòng cúm cho trẻ có lợi ích gì?
gây ra những biến chứng về hô hấp. Đây là bệnh có thể lây lan được qua đường hô hấp.Ví dụ: Khi bé đứng cạnh người bị cúm đang nói chuyện thì nước bọt có thể bắn sang bé, khiến virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho bé. Vì có biểu hiện giống cảm lạnh thông thường nên nhiều mẹ phán đoán sai về tình trạng bệnh của con.
Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 5% dân số bị mắc bệnh cúm, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Thông thường, đối với người khỏe mạnh thì bệnh có thể tự hết trong vòng 7-10 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh thì bệnh có thể gây ra nhiều nguy hiểm như viêm phổi, co giật, tổn thương hô hấp,... Mức độ biến chứng nhẹ hay nặng sẽ phụ thuộc vào virus gây bệnh và sức đề kháng của mỗi người.
Ba mẹ nên tiêm vacxin cúm cho trẻ hàng năm vì:
→ Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh, tiêm phòng sẽ làm giảm khả năng bị nhiễm bệnh của trẻ.
→ Kháng thể vacxin cúm chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định và sẽ suy yếu dần. Do đó cần tiêm mũi nhắc lại hàng năm.
→ Có nhiều loại chủng virus gây nên bệnh cúm ở trẻ em, mỗi loại vacxin chỉ có thể bảo vệ cơ thể trẻ trước 3-4 chủng. Chính vì vậy, việc tiêm ngừa hàng năm sẽ kích thích hệ thống miễn dịch, tạo ra nhiều kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus cúm.
Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên tiêm phòng cúm cho trẻ sơ sinh là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Ba mẹ nên chủ động theo dõi và tiêm phòng cho bé theo đúng lịch, nhằm bảo vệ trẻ tốt nhất!
>>> Xem thêm: Lịch tiêm phòng cho trẻ năm 2023 đầy đủ nhất
2. Một số lưu ý khi tiêm phòng cúm cho trẻ
2.1 Tiêm phòng cúm cho trẻ khi nào?
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, tiêm phòng cúm trực tiếp không có hiệu quả. Chính vì thế, mẹ đang cho con bú dưới 6 tháng tuổi nên đi tiêm, bởi các kháng thể chống cúm sẽ được truyền đến trẻ thông qua sữa mẹ.
Trẻ từ 6 tháng tuổi – 5 tuổi nên được tiêm phòng cúm mỗi năm, bởi đây là lứa tuổi có khả năng bị biến chứng cao do bệnh cúm gây ra.
Mẹ cần cho bé đi tiêm phòng nếu:
→ Trẻ chưa từng tiêm phòng cúm
→ Rối loạn tim/phổi mãn tính như: xơ nang, hen suyễn,…
→ Trẻ mắc các bệnh mãn tính làm suy yếu hệ miễn dịch như: ung thư, thiếu hụt miễn dịch, HIV,..
→ Trẻ bị ốm, dị ứng, sổ mũi
→ Béo phì nghiêm trọng (BMI ≥40)
>>> Xem thêm: Công thức tính chỉ số BMI và cách đo BMI chuẩn
2.2 Khi nào không nên tiêm phòng cúm cho trẻ
Nếu trẻ ở trong một số trường hợp dưới đây thì mẹ không nên tiêm phòng ngừa cúm:
→ Bé dưới 6 tháng tuổi: Vì lúc này mọi chức năng của bé chưa hoàn thiện, nếu như bổ sung các kháng thể trực tiếp vào cơ thể sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh.
→ Phản ứng nghiêm trọng với vacxin: Loại vacxin này được nuôi trong trứng gà nên có thể chứa các đặc tính protein của trứng, nếu bé nhà bạn bị dị ứng với trứng hoặc nghi ngờ dị ứng thì nên báo với bác sĩ để được theo dõi.
→ Trẻ bị hội chứng Guillain-Barre: Đây được hiểu là 1 phần hệ miễn dịch bị tấn công bởi hệ thần kinh sau khi tiêm vacxin. Nếu trẻ gặp tình trạng này thì mẹ nên hỏi sự tư vấn từ bác sĩ.
→ Trẻ bị ốm, sốt, mắc các bệnh hô hấp,…
2.3 Lịch tiêm phòng ngăn ngừa cúm cho trẻ
Hiện có 2 loại vacxin phòng ngừa cúm được sử dụng là Vaxigrip (Pháp) và Influvac (Hà Lan) được sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Ba mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm phòng ngừa cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên dịch cúm ở nước ta đạt đỉnh khoảng tháng 3-4 và tháng 10 hàng năm. Do đó, ba mẹ nên chủ động tiêm phòng cho bé trước dịch khoảng 2-4 tuần (vì cơ thể mất khoảng 2 tuần để sản sinh các kháng thể cần thiết).
Chi tiết về cách tiêm phòng như sau:
→ Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi chưa tiêm vacxin: Tiêm 2 mũi cách nhau sau tối thiểu 1 tháng; sau đó tiêm 1 mũi nhắc lại hàng năm.
→ Trẻ từ 9 tuổi – người lớn: Tiêm 1 mũi 0.5ml,sau đó tiêm 1 mũi nhắc lại hàng năm.
→ Với phụ nữ: Việc tiêm phòng trước mang thai là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi. Nó sẽ tạo ra hệ miễn dịch thụ động cho trẻ ngay từ khi chào đời đến khi trẻ có thể tiêm chủng ngừa cúm lần đầu vào 6 tháng tuổi.
3. Giải đáp thắc mắc của ba mẹ về tiêm phòng cho trẻ
a/ Vacxin tiêm phòng từng năm có thay đổi không?
Vacxin cúm sẽ được thay đổi hàng năm, thường 6 tháng trước m
2.3 Lịch tiêm phòng ngăn ngừa cúm cho trẻ
à khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu những virus nào hoạt động rộng rãi trên toàn cầu và dự đoán những dòng nào có khả năng gây bùng phát ở từng quốc gia.Mỗi loại vacxin có thể bảo vệ cơ thể trẻ chống lại ít nhất 3 chủng virus cúm khác nhau. Một số vacxin khác còn có thể bảo vệ cơ thể khỏi 4 chủng virus. Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được loại tiêm phòng cúm nào là phù hợp nhất cho trẻ.
b/ Bé cần tiêm 1 liều hay 2 liều ngừa virus?
Hầu như các bé chỉ cần tiêm 1 liều vacxin cúm hàng năm là được. Trẻ từ 6 tháng – 8 tuổi đang hoặc đã từng tiêm chủng ngừa một liều trước đó cần tiêm ngừa 2 lần liên tiếp cách nhau tối thiểu 28 ngày. Thời gian này là vô cùng cần thiết để cơ thể xây dựng hệ miễn dịch sau tiêm lần thứ 2.
c/ Có nên dùng vacxin dạng xịt thay vacxin tiêm chủng hay không?
Các bác sĩ khuyến cáo ba mẹ không nên cho trẻ sử dụng vacxin dạng xịt, vì nó không đem lại hiệu quả. Theo các nghiên cứu trước đó, vacxin dạng xịt sẽ có hiệu quả với trẻ từ 2 tuổi trở nên. Song 3 năm liên tiếp nghiên cứu, vacxin ngừa cúm dạng xịt vẫn không hoạt động hiệu quả ở trẻ.
Việc tiêm phòng cúm cho trẻ vẫn là phương pháp được ưu tiên và đem lại hiệu quả nhất. Đảm bảo được tính an toàn, tiện lợi và nhanh chóng.
d/ Sau khi tiêm phòng, có thể xảy ra các phản ứng phụ gì?
Phản ứng thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi khi tiêm là đau nhức tại vị trí tiêm. Đối với trẻ em lần đầu tiêm, chưa bị nhiễm virus cúm có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi. Những triệu chứng này sẽ kéo dài trong khoảng 2 ngày.
Một số phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra đối với bất kỳ loại vacxin nào. Chính vì thế, ba mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về các phản ứng xảy ra nếu trẻ bị dị ứng thành phần trong thuốc và cách điều trị kịp thời.
Việc tiêm phòng cúm cho trẻ là điều quan trọng mà ba mẹ nên nhớ để hàng năm đi tiêm cho trẻ. Hãy đảm bảo bé được tiêm đủ liều và đúng lịch.
Ngoài việc tiêm phòng cho trẻ, ba mẹ có thể bổ sung thêm sữa giúp trẻ tăng lợi khuẩn, kháng thể để bảo hệ miễn dịch. Monilait Lactoferrin là dòng sữa được nhiều bà mẹ tin dùng nhằm bảo vệ trẻ trước những tác nhân gây bệnh, phát triển toàn diện.
Dưỡng chất Lactoferrin có trong sữa sẽ liên kết với sắt, làm giảm nguồn cung sắt cho các vi khuẩn gây hại, kìm hãm sự phát triển của chúng. Từ đó, giúp trẻ tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, giảm tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp, cúm.
Vitamin A, vitamin C, vitamin D3, kẽm hữu cơ, sắt, probiotics…là những dưỡng chất tham gia vào các hoạt động của hệ thống miễn dịch, tăng cường miễn dịch cho cơ thể và góp phần bảo vệ trẻ khỏi những rủi ro về bệnh tật.
Sữa Monilait Lactoferrin có 3 dòng sữa dành cho từng lứa tuổi của trẻ là:
+ Sữa Monilait Lactoferrin 0+: dành cho trẻ từ 0 – 12 tháng
+ Sữa Monilait Lactoferrin 1+: dành cho trẻ từ 1-2 tuổi
+ Sữa Monialit Lactoferrin 2+: dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên
Trên đây là thông tin về tiêm chủng cúm cho trẻ mà ba mẹ nên cập nhật và theo dõi thường xuyên. Mọi thắc mắc ba mẹ có thể để lại comment dưới mục bình luận hoặc liên hệ Fanpage: Sữa Monilait Lactoferrin Dankefood sẽ cố gắng trả lời sớm nhất!