Choline là vitamin gì? Choline có tác dụng gì và vai trò quan trọng trong cơ thể người? Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm hiểu về Choline – một loại vitamin không thể thiếu cho sự phát triển và hoạt động của não, gan và hệ thần kinh. Hãy cùng Dankefood khám phá ngay nhé!
1. Choline là gì?
Mục lục
1. Choline là gì?
t dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, được tìm thấy khá muộn so với các dưỡng chất khác. Vì cơ thể chỉ tổng hợp được lượng nhỏ choline từ gan nên cần phải bổ sung thêm từ các thực phẩm bên ngoài. Song dù đã được cảnh báo về tác hại của sự thiếu hụt choline, vẫn có nhiều người chủ quan và không coi trọng việc bổ sung đủ lượng choline cần thiết.Giống như Biotin, Choline cũng có tính chất tan trong nước, nhưng không phải là vitamin hay khoáng chất mà là một hợp chất hữu cơ. Tuy nhiên, nó được sử dụng với phức hợp Vitamin B do sự tương đồng giữa các chất. Trên thực tế, Choline sẽ tác động đến chức năng gan, não, hệ thần kinh, hệ cơ bắp và tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể.
>>> Xem thêm: Vitamin B6 là gì và tại sao nó lại quan trọng cho sức khoẻ của trẻ?
2. Choline có tác dụng gì đối với cơ thể?
Những chức năng trên cơ thể có sự tác động của choline là:
- Chức năng cấu trúc tế bào: Choline tham gia vào quá trình hình thành chất béo và hỗ trợ tính toàn vẹn của cấu trúc màng tế bào.
2. Choline có tác dụng gì đối với cơ thể?
tín hiệu đến tế bào: Choline giữ vị trí quan trọng trong việc sản xuất các chất kích hoạt tín hiệu gửi đến tế bào. - Vận chuyển và chuyển hóa lipid: Quá trình vận chuyển cholesterol từ gan cần choline để tạo thành các chất trung gian cần thiết. Thiếu choline có thể dẫn đến sự tích tụ chất béo và cholesterol trong gan.
- Tổng hợp DNA : Choline, vitamin B12 và axit folic đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA.
- Tham gia vào hệ thần kinh trung ương: Choline rất quan trọng trong việc hình thành acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng đối với hoạt động trí nhớ, chuyển động cơ, điều hòa nhịp tim và các chức năng cơ bản khác của cơ thể.
Đặc biệt, cần lưu ý tác động của choline đến hệ thần kinh của trẻ, bởi trí nhớ được cấu tạo bởi hơn 1 tỷ tế bào thần kinh, nối với nhau bằng chất dẫn truyền thần kinh mà nắm vai trò quan trong nhất là Acetylcholin. Mà để tổng hợp Acetylcholin thì cần sự tham gia của choline nhằm tạo ra lipoprotein – chất dẫn truyền thần kinh quan trọng có liên quan đến trung tâm lưu trữ thông tin và kiểm soát cơ. Chất dẫn truyền này có nồng độ cao hay thấp dựa vào sự hấp thu choline trong cơ thể. Do đó, việc cho trẻ hấp thu choline là rất quan trọng.
Choline cũng rất quan trọng trong thai kì vì lượng choline thấp sẽ dẫn đến dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, choline thấp còn gây ra các biến chứng khác trong thai kì như tiền sản giật, sinh non và thiếu cân ở trẻ sơ sinh.
>>> Xem thêm: Mẹ bầu bị táo bón có ảnh hưởng đến con? [Cảnh báo nguy hiểm]
3. Vai trò và nhu cầu về Choline đối với từng đối tượng?
Choline đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của não, gan và hệ thống thần kinh. Nó giúp duy trì cấu trúc và chức năng của các tế bào màng, tham gia vào quá trình tổng hợp DNA và RNA, đồng thời hỗ trợ quá trình giải phân mỡ. Nhưng mỗi đối tượng lại có nhu cầu và vai trò của choline tác động đến từng đối tượng là khác nhau. Do đó bạn cần hiểu được:
3.1 Vai trò của Choline
a/ Đối với người lớn
<3.1 Vai trò của Choline
i lớn, choline đóng vai trò quan trọng trong công việc duy trì sức khỏe của hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Choline cũng giúp cải thiện chức năng nhận thức và tăng cường tập trung. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung choline có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các bệnh liên quan đến tuổi già.Ngoài ra, Choline cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về gan, tim mạch, ung thư vú ở phụ nữ,…
b/ Đối với phụ nữ mang thai
Mẹ bầu cần lượng choline cao hơn so với người bình thường. Bởi choline tham gia hình thành và phát triển não bộ, dây thần kinh tim mạch của thai nhi, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và nứt đốt sống.
Việc mẹ bổ sung đủ choline trong thời gian mang thai sẽ làm giảm nguy cơ sinh non, mệt mỏi, căng thẳng, hay quên ở mẹ; giúp làm tăng trí thông minh và khả năng học tập của thai nhi. Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 450mg choline và phụ nữ đang cho con bú cần khoảng 550mg.
c/ Đối với trẻ em
Choline cũng rất quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ em. Việc bổ sung choline đủ giúp tăng cường khả năng phát triển trí tuệ và hỗ trợ quá trình học tập. Choline cũng có thể giúp tăng cường sức mạnh tập trung và giảm bớt các vấn đề liên quan đến hoạt động học tập như thiếu tập trung và hiệu quả gần gũi hơn trong quá trình ghi nhớ.
3.2 Hàm lượng Choline cần thiết theo độ tuổi
Nhu cầu về choline có thể thay đổi tuổi và trạng thái sức khỏe của mỗi người. Theo khuyến nghị của Viện Y học Mỹ, hàm lượng choline cần thiết lập ngày xác định dựa trên độ tuổi và giới tính:
Đối tượng | Hàm lượng | |
Nam giới | 550mg/ngày | |
Phụ nữ | 425mg/ngày | |
Phụ nữ mang thai | 450-550mg/ngày | |
Phụ nữ cho con bú | 550mg/ngày | |
Trẻ em từ 1-3 tuổi | 200mg/ngày | |
Trẻ em từ 4-8 tuổi | 3.2 Hàm lượng Choline cần thiết theo độ tuổi; text-align: center;">Trẻ em từ 9-13 tuổi | 375mg/ngày |
Trẻ em từ 14-18 tuổi | 550mg/ngày |
4. Ai có nguy cơ thiếu choline?
Mặc dù Choline không được coi là một vitamin thiết yếu, nhưng thiếu hụt choline có thể xảy ra đối với một số nhóm người sau:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Việc cung cấp đủ choline trong thời kỳ mang thai và cho con bú là rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.
- Người lớn tuổi: Các nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi có nguy cơ thiếu choline cao hơn do khả năng hấp thụ và chuyển hóa choline giảm đi.
- Người ăn chay hoặc ăn chế độ ăn ít choline: Các nhóm người không tiêu thụ đủ lượng choline từ thực phẩm có nguy cơ thiếu choline.
5. Biểu hiện của thiếu và thừa choline
a/ Thiếu Choline
Theo một nghiên cứu nhỏ ở 57 người trưởng thành về việc thực hiện chế độ ăn thiếu choline, ta có kết quả sau: 77% nam giới, 44% phụ nữ tiền mãn kinh và 80% phụ nữ sau mãn kinh bị tổn thương gan. Có thể thấy, phụ nữ sau mãn kinh và nam giới dễ bị ảnh hưởng nhất, song khi được bổ sung đầy đủ thì các triệu chứng này sẽ biến mất.
Việc cơ thế thiếu choline có thể góp phần làm giảm sức khỏe hệ tim mạch, hệ thần kinh, tổn thương cơ bắp và gan. Đối với mẹ bầu có thể làm gia tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và các biến chứng khác như: tiền giật sản, sinh non nhẹ cân.
b/ Thừa Choline
5. Biểu hiện của thiếu và thừa cholinecơ thể như: tiêu chảy, huyết áp thấp, buồn nôn, ra nhiều mồ hôi, xuất hiện mùi cơ thể, mất cân bằng hormone.
6. Những thực phẩm giàu choline mà bạn nên biết
Cần đảm bảo cho cơ thể được cung cấp đủ lượng choline cần thiết thông qua một số thực phẩm giàu choline sau:
- Trứng: Trứng là một nguồn choline rất tốt, mỗi quả trứng có khoảng 147 mg choline.
- Gan: Gan là một nguồn choline giàu, mỗi 100g gan bò có khoảng 300-500 mg choline.
- Cá hồi: Cá hồi cũng là một nguồn choline tuyệt vời, mỗi 100g cá hồi có khoảng 56 mg choline.
- Ngô: Ngô là một loại ngũ cốc giàu choline, mỗi 100g ngô có khoảng 63 mg choline.
7. Lưu ý khi bổ sung choline cho cơ thể
6. Những thực phẩm giàu choline mà bạn nên biết sau:
+ Tìm hiểu lượng choline cần thiết cho từng đối tượng, tình trạng sức khỏe. Việc dư thừa choline có thể là nguyên nhân của một số phản ứng phụ như: nôn mửa, mùi hôi cơ thể, hạ huyết áp, tiêu chảy, bệnh về đường tiêu hóa.
+ Đảm bảo cung cấp đủ lượng choline từ các nguồn thực phẩm giàu choline.
+ Sữa mẹ là nguồn cung cấp choline dồi dào cho trẻ. Khi lớn hơn, mẹ có thể sử dụng thêm sữa công thức để bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Một số loại sữa bột của bé như: Danke Grow&IQ, Monilait HMO, Baby Steps, Kuruna,..,
Tuy chỉ là một chất dinh dưỡng có hàm lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng lại là chất không thể thiếu. Cung cấp đủ Choline sẽ giúp duy trì sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu Choline là gì và Choline có tác dụng gì đối với cơ thể nhé! Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng để lại comment dưới mục bình luận, Dankefood sẽ trả lời bạn sớm nhất!