Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta sử dụng và bảo quản sữa bột cho trẻ không đúng cách? Hiện nay, đa phần các mẹ lại chỉ quan tâm đến việc chọn loại sữa mà bỏ qua cách bảo quản sữa bột. Có thể mẹ chưa biết nếu bảo quản và sử dụng sữa bột không đúng cách, sữa bột có thể gây nhiều tác hại đáng lo đến sự phát triển của bé. Cùng DankeFood tìm hiểu rõ hơn về cách bảo quản sữa bột đúng cách nhé!
Mục lục
1. Những cách bảo quản sữa bột chuẩn
sản phẩm sữa bột cho trẻ đều có giá thành cao, bị hư hỏng sẽ phải loại bỏ gây lãng phí. Sau đây sẽ là cách bảo quản sữa bột cụ thể để mẹ làm theo:1.1 Các cách bảo quản sữa bột đã mở nắp
Một số mẹ hay có thói quen mở sữa bột quên đậy nắp nhưng mẹ cần lưu ý hơn. Vì nếu không đậy nắp không khí tràn vào sẽ làm cho sữa bị ẩm ướt, bị mốc và bay mùi thơm ban đầu của sữa. Mẹ nên đậy kín nắp sau khi lấy sữa
1.1 Các cách bảo quản sữa bột đã mở nắp
bột của bé. Đây cũng là cách bảo quản sữa bột không bị kiến chui vào đấy mẹ à!Đối với các hộp sữa bột đã mở nắp, mẹ nên bảo quản chuẩn như sau:
- Đậy kín nắp hộp: Sau khi sử dụng mẹ nên đậy thật kín nắp hộp để tránh vi khuẩn, công trùng và bụi bẩn xâm nhập và làm biến đổi chất. Hạn chế mở nắp hộp nhiều lần khi không cần thiết.
- Để hộp sữa nơi khô ráo, thoáng mát: Mẹ nên bảo quản sữa bột ở những nơi khô thoáng, có nhiệt độ phòng dưới 25 độ C. Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào sữa nhằm bảo vệ nguyên vẹn các thành phần dinh dưỡng. Ngoài ra cũng không nên để sữa gần các nguồn nhiệt như: bếp, lò vi sóng,..
- Không bảo quản sữa bột trong tủ lạnh: Đây là môi trường ẩm ướt mà sữa bột có đặc tính hút ẩm. Do đó, khi bảo quản sữa bột trong tủ lạnh thời gian dài có thể gây vón cục và lên mốc.
- Chia nhỏ lượng sữa nếu mua hộp lớn: Nếu mẹ mua hộp sữa có kích thước lớn thì có thể san nó ra một số hộp khác sao cho vừa đủ một tuần. Tránh tình trạng mở lắp nhiều khiến sữa hút ẩm từ bên ngoài, làm giảm chất lượng sữa.
Hộp sữa sau khi mở nắp chỉ sử dụng được một thời gian nhất định. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn cho con sử dụng sữa đã mở nắp trong thời gian dài. Họ cho rằng sữa chưa mốc, hỏng thì trẻ vẫn uống được.
Điều này hoàn toàn sai lầm! Trong không khí có nhiều vi khuẩn, bụi bẩn làm biến đổi chất dinh dưỡng có trong sữa. Đặc biệt nếu sữa bột bị ẩm thì một số loại nấm mốc sẽ phát triển mạnh mẽ, mắt thường không nhìn rõ được. Nó làm ảnh hưởng với sức khỏe, hệ tiêu hóa của trẻ, có thể khiến trẻ bị ngộ độc.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bột sau khi mở nắp thì nên được dùng hết trong 30 ngày để đảm bảo dinh dưỡng vẹn tròn cho bé yêu.
1.2 Bảo quản sữa bột đã pha
Ngoài cách bảo quản hộp sữa bột thì mẹ cũng nên xem thêm cách để bảo quản sữa bột đã pha. Nếu sữa đã pha để bên ngoài quá lâu thì có thể bị nhiễm khuẩn gây viêm màng não, nhiễm trùng máu,…
Trong trường hợp sữa đã pha nhưng trẻ không chịu uống thì mẹ có thể để ở nhiệt độ phòng tối đa 2 tiếng. Sau đó, mẹ nên để sữa vào ngăn mát tủ lạnh, điều này nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn và để được sữa lâu hơn. Tuy nhiên, các mẹ không nên cho con uống sữa khi đã để quá 24 giờ vì lúc đó vi khuẩn đã phát triển làm thay đổi dinh dưỡng trong sữa.
Trước khi cho trẻ uống, sữa cần được hâm nóng lại bằng cách ngâm bình vào nước nóng hoặc dùng máy hâm sữa. Kiểm tra lại nhiệt độ của trước sau khi hâm để tránh sữa nóng quá làm con bị bỏng miệng hoặc sữa chưa đủ ấm.
Lưu ý: Chỉ nên bảo quản sữa khi bé chưa uống và chưa có vật gì tiếp xúc với sữa. Sữa sau khi cho bé uống 1 giờ thì không nên để bé tiếp tục uống. Vì lúc đó, trong sữa đã chứa bọt của bé và không còn sạch. Ngoài ra, mẹ không nên bảo quản sữa sau khi pha ở ngăn đá vì nó sẽ làm phân tách lớp chất béo và protein có trong sữa.
Dấu hiệu sữa bột bị hư khi bảo quản không đúng cách
Nếu như cách bảo quản sữa bột không đúng cách thì sữa sẽ bị hỏng mà nếu tiếp tục cho trẻ uống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các dấu hiệu sữa bột bị hư khi bảo quản không đúng cách đó là:
+ Sữa bột bị vón cục, nấm mốc, sữa bột bị ẩm…
+ Đặc biệt, khi mẹ nhìn thấy sữa có dấu hiệu đổi màu, đổi mùi thì chắc chắn sữa đã bị hỏng.