Thai nhi được bao nhiêu tuần thì phát triển toàn diện? Từng mốc phát triển của thai nhi cụ thể ra sao? Đây đều là những câu hỏi được các mẹ bầu vô cùng quan tâm. Hãy cùng Dankefood tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về 3 giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ nhé.
Giai đoạn phát triển của thai nhi trong 3 tháMục lục
Giai đoạn phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu
riển của thai nhi 3 tháng đầu còn được gọi là tam cá nguyệt thứ nhất. Nó được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng tới tuần thai thứ 12. Từ tuần thứ 4 tới tuần thứ 7 thai kỳ, phôi thai mới hình thành. Tim thai nhỏ bé bắt đầu đập, cùng với sự hình thành của các chồi chân và tay.
Mục lục
Sau tuần thứ 8, não bộ, hệ thần kinh em bé bắt đầu phát triển nhanh chóng và sự rõ ràng hơn của cơ thể.
Khi sang tuần 11-12, thai nhi đã có đầy đủ các bộ phận quan trọng. Cuống rốn bắt đầu vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bào thai. Bắt đầu từ thời điểm này, thai nhi bắt đầu tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng. Em bé có chiều dài khoảng 8cm và nặng chừng 60gr.
Giai đoạn phát triển của nhi thai trong 3 tháng giữa
Giai đoạn phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ là một hành trình thú vị và đáng ngạc nhiên. Từ tuần 13-16, hệ xương và da của trẻ tiếp tục hoàn thiện. Phân su bắt đầu hình thành trong đường ruột. Bé đã có những phản xạ như mút tay với trọnGiai đoạn phát triển của nhi thai trong 3 tháng giữa
ua tuần 16-20, bé bắt đầu có những cử động trong tử cung. Mẹ có thể cảm nhận thai máy. Lớp lông mỏng xuất hiện trên toàn thân bé. Lông mày, lông mi, móng tay, móng chân bắt đầu hình thành. Thời kỳ này mẹ nên kích thích trí não thai nhi bằng việc cho bé nghe nhạc. Kích thước của con lúc này khoảng 15cm và nặng 250gr.
Từ tuần 20-27, thai nhi phát triển toàn diện hơn. Vị giác, các đường vân tay và vân chân hình thành. Cùng với sự phát triển của tủy sống và tạo ra tế bào máu. Bé cũng bắt đầu mọc nhiều lông tóc và các cơ quan nội tạng trở nên rõ ràng hơn. Trọng lượng lúc này tăng lên khoảng 0,6-0,7kg và bé có chiều dài khoảng 30cm.
Giai đoạn phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối
Giai đoạn phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ là một hành trình kỳ diệu và đáng nhớ. Từ tuần 28-32, bé vận động rất mạnh trong tử cung do hệ thống xương đã hoàn thiện. Đôi mắt bé đã có khả năng mở đóng thường xuyên. Bé cũng bắt đầu tăng cân nhanh chóng, khoảng 0,2kg mỗi tuần. Kích thước của bé tăng lên, đạt khoảng 1,8-2,2kg và 40cm.
Sau đó, từ tuần 33-36, lớp sáp bảo vệ cơ thể bé dày hơn, làm cho bé trở nên đáng yêu hơn qua hình ảnh siêu âm. Trong giai đoạn nGiai đoạn phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối
t trọng lượng từ 2,7-3kg và chiều dài khoảng 45cm.
Cuối cùng, từ tuần 36 trở đi, bé đã gần như phát triển hoàn thiện và sẵn sàng chào đón thế giới. Trọng lượng trung bình khi bé chào đời là khoảng 3-3,2kg và chiều dài khoảng 50cm. Nhưng kích thước này cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ.
Lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu
Ngoài việc hiểu rõ các giai đoạn phát triển của thai nhi, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau để có một thai kỳ khỏe mạnh:
1. Khám thai định kỳ
Việc khám thai định kỳ là bước quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi. Qua từng mốc khám, chúng ta có thể theo dõi sự tiến triển của bào thai, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Một số mốc khám thai quan trọng, mẹ cần lưu ý:
→ Khám thai lần đầu vào tuần thứ 5-8 ngay sau khi có dấu hiệu có thai, hoặc que thử lên 2 vạch.
→ Tuần thứ 11 – 13: đây là tuần vô cùng quan trọng để đo độ mờ da gáy của trẻ. Từ đó phát hiện những dị tật bẩm sinh liên quan tới đột biến nhiễm sắc thể như Down.
→ Tuần thai thứ 22: mẹ sẽ được chỉ định siêu âm 4D để phát hiện các bất thường của thai nhi như hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng ở cơ quan nội tạng.
→ Tuần thai thứ 32: tuần thai này mẹ bầu sẽ được chỉ định làm siêu âm hình thái học lần 3 để phát hiện những bất thường xuất hiện muộn ở em bé.
Khám thai định kỳ đầy đủ giúp xác định sớm các vấn đề có thể phát sinh trong thai kỳ để đảm bảo điều trị kịp thời. Ngoài lịch khám thai định kỳ, nếu mẹ bầu có bất kỳ biểu hiện gì bất thường, hãy tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám.
2. Bổ sung sữa bầu cho thai kỳ
Trong suốt thai kỳ, giai đoạn phát triển của thai nhi thời điểm nào cũng rất quan trọng. Dinh dưỡng chính là yếu tố then chốt giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Sữa bầu là một giải pháp dinh dưỡng hoàn hảo giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Đây không chỉ là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như axit folic, omega-3, canxi, sắt mà còn chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Việc bổ sung sữa bầu còn giúp mẹ bầu tránh được các vấn đề như thiếu máu, đau lưng, chuột rút.
Với hương vị thơm ngon, dễ uống cùng nhiều dưỡng chất quý, Monilait Mom đang được các mẹ bầu tin dùng và đánh giá cao. Đặc biệt, đây là dòng sữa bầu tiên phong bổ sung thêm lactoferrin giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, không còn sợ ốm vặt trong thai kỳ.
Xem thêm: Cách uống sữa bầu đúng cách, không ngán cho mẹ bầu.
3. Dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt khoa học
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Mẹ bầu có thể chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa trong ngày để đảm bảo năng lượng cần thiết.
Ngoài ra, mẹ bầu cần kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học như tập luyện nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc…Điều này vô cùng quan trọng để tạo môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Qua bài viết trên, Dankefood hy vọng mẹ bầu đã nắm rõ được 3 giai đoạn phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Mang thai là cả một hành trình thiêng liêng, trong suốt quá trình, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, mẹ đừng ngại mà để lại bình luận bên dưới để được các chuyên gia dinh dưỡng hỗ trợ nhé. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
>> Xem thêm: Mẹ bầu bị táo bón có ảnh hưởng đến con? [Cảnh báo nguy hiểm]
Biểu hiện tiểu đường thai kỳ NGUY HIỂM cho thai nhi mẹ CẦN BIẾT!